Nguồn gốc và cách xử lý nước thải đen hiệu quả hiện nay
Xét về tổng quan, nước thải đen là loại nước thải có chứa nồng độ ô nhiễm cao, nhiều vi sinh vật, vi khuẩn và virus gây nhiều bệnh tật nguy hiểm cho con người. Nguồn gốc hình thành nước thải đen do đâu? Và làm thế nào để xử lý nước thải đen hiệu quả?
Nước thải đen là gì? Nguồn gốc hình thành nước thải đen
Nước thải đen là loại nước thải chứa các chất thải của con người, ví dụ như phân, nước tiểu… từ nhà vệ sinh hoặc khu sinh hoạt. Sở dĩ được gọi là nước thải đen vì trong quá trình nước thải chảy về hố thu gom xuất hiện các điều kiện kỵ khí khiến quá trình phân hủy kỵ khí xảy ra trong đường ống và chuyển màu nước thải từ xám nhạt sang đậm đến đen.
Vì loại nước thải đen này có đặc trưng là chứa chất thải của con người nên nước thải đen được bắt nguồn từ các hoạt động có liên quan đến con người như sinh hoạt, sản xuất công nghiệp, thương mại… cụ thể là các loại nước thải như:
- Nước thải sinh hoạt từ hộ gia đình.
- Nước thải đô thị, nước thải từ nhà hàng, khách sạn, cao ốc văn phòng…
- Nước thải từ các hoạt động sản xuất công nghiệp (ví dụ: chế biến thủy sản, thực phẩm, cao su…).
Bên cạnh nguyên nhân do các hoạt động vệ sinh của con người, nước thải đen còn bắt nguồn từ các loại hình sản xuất có sử dụng nguyên liệu có màu đen như: Nước thải dệt nhuộm (do quá trình nhuộm màu có sử dụng màu đen khiến nước thải có màu đen) và nước thải xi mạ (do quá trình sản xuất sử dụng các loại kim loại nặng, cặn bẩn, dầu mỡ… làm nước thải có màu đen). Tuy nhiên, chỉ tiêu về độ màu của các loại nước thải này thường là chỉ tiêu đặc trưng của nước thải, và được quy định cụ thể về giới hạn độ màu xả thải theo từng quy chuẩn cụ thể. Do đó, trong phạm vi bài này chỉ tập trung đề cập đến loại nước thải đen được bắt nguồn từ các hoạt động vệ sinh của con người.
Xét về tổng quan, nước thải đen là loại nước thải có chứa nồng độ ô nhiễm cao, nhiều vi sinh vật, vi khuẩn và virus gây nhiều bệnh tật nguy hiểm cho con người, đặc biệt là loại nước thải đen do hoạt động vệ sinh của con người gây ra.
Việc xử lý nước thải đen cần đáp ứng quy chuẩn nào?
Hiện nay, Nhà nước Việt Nam quy định rất khắt khe về việc xả thải của các doanh nghiệp, nhà máy, đơn vị sản xuất hoạt động có phát sinh nước thải, trong đó có chứa nước thải đen. Do được bắt nguồn từ các hoạt động vệ sinh của con người nên nước thải đen được bao hàm trong loại nước thải sinh hoạt, và do đó mà quá trình xử lý nước thải đen hay xả thải đều phải tuân theo theo quy chuẩn của nước thải sinh hoạt là QCVN 14:2008/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt. Quy chuẩn này áp dụng cho nước thải sinh hoạt đối với tòa nhà, nhà hàng, khách sạn, resort, khu đô thị.
Bên cạnh đó, nếu hoạt động sinh hoạt, vệ sinh của con người phục vụ cho các hoạt động sản xuất công nghiệp (nằm trong khu công nghiệp) thì quá trình xử lý nước thải đen và xả thải phải tuân theo QCVN 40:2011/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp.
Phương pháp sinh học giúp xử lý nước thải đen hiệu quả
Có nhiều phương pháp để xử lý nước thải đen, điển hình là phương pháp hóa học và sinh học.
Trong đó, phương pháp hóa học chủ yếu dựa vào hóa chất và các phản ứng hóa học để loại bỏ chất ô nhiễm. Nhược điểm của phương pháp này là hóa chất có khả năng gây hại cho con người, và chi phí vận hành phương pháp xử lý bằng hóa chất khá tốn kém. Còn đối với phương pháp sinh học, chủ yếu dựa vào hoạt động của vi sinh vật để loại bỏ chất ô nhiễm, nghĩa là thông qua quá trình vi sinh vật sống, lớn lên và nhân sinh khối, chất ô nhiễm sẽ dần được loại bỏ (vì chất ô nhiễm là thức ăn của vi sinh vật). Do đó, phương pháp sinh học sẽ khắc phục được các nhược điểm của phương pháp hóa học là nó không gây hại cho con người và ít tốn kém chi phí hơn nhưng vẫn mang lại hiệu quả theo mong đợi.
Nước thải đen rất phù hợp để xử lý bằng phương pháp sinh học bởi loại nước thải này chủ yếu chứa các chất ô nhiễm là chất hữu cơ (từ hoạt động vệ sinh của con người). Một số công nghệ sinh học điển hình thường được áp dụng để xử lý nước thải đen là: Công nghệ AO, Công nghệ AAO, Công nghệ AO-MBBR…
Dù có áp dụng công nghệ nào thì bản chất của quá trình xử lý nước thải đen bằng sinh học đều dựa trên cơ chế sử dụng bùn vi sinh để phân hủy chất hữu cơ và chất ô nhiễm có trong nước thải. Do đó, việc duy trì tốt hệ bùn vi sinh trong bể xử lý sinh học là rất quan trọng.
Để làm được điều này, nhiều kỹ sư vận hành đã liên hệ đến Biogency nhằm tìm hiểu về giải pháp giúp tăng hiệu suất xử lý nước thải đen, đặc biệt là xử lý chỉ tiêu Amonia có trong nước thải (phát sinh do hoạt động vệ sinh của con người). Biogency đã đưa ra giải pháp xử lý Amonia cho nước thải đen bằng cách sử dụng men vi sinh Microbe-Lift vào 2 bể sinh học là hiếu khí và thiếu khí. Do đó, dù doanh nghiệp có đang xử lý nước thải bằng công nghệ AO, AAO hay AO-MBBR đều có thể áp dụng.
Có thể tóm gọn giải pháp xử lý Amonia cho nước thải đen của Biogency qua bảng dưới đây:
Vị trí | Bể hiếu khí | Bể thiếu khí |
Dòng men vi sinh sử dụng | Microbe-Lift N1 | Microbe-Lift IND |
Hình ảnh sản phẩm | ||
Mục đích sử dụng | Thúc đẩy quá trình Nitrat hóa | Đẩy nhanh quá trình khử Nitrat |
Chủng vi sinh chuyển hóa | Nitrosomonas,
Nitrobacter |
Bacillus licheniformis,
Pseudomonas citronellolis, Wolinella succinogenes |
Yêu cầu điều kiện vận hành | – Nồng độ Oxy hòa tan tối thiểu: DO = 3.0 mg/L
– pH từ 7.0 – 8.5 (tối ưu: 7.5 – 8.0) – Nhiệt độ từ 20 – 35°C (tối ưu: 24 – 30°C) – Yêu cầu nguồn Cacbon vô cơ |
– Nồng độ Oxy hòa tan: DO < 0.5 mg/L (tối ưu là DO < 0.2 mg/L)
– pH từ 7.0 – 8.5 – Nhiệt độ từ 30 – 36°C – Yêu cầu nguồn Cacbon hữu cơ |
Bên cạnh hiệu quả về xử lý Amonia, khi áp dụng giải pháp trên để xử lý nước thải đen, men vi sinh Microbe-Lift IND còn có khả năng giúp hệ thống giảm đáng kể chỉ tiêu BOD, COD và TSS, giúp nước thải đầu ra đạt chuẩn môi trường.
Để được tư vấn chi tiết hơn về giải pháp xử lý nước thải đen, bạn hãy liên hệ ngay Biogency qua Hotline 0909 538 514 để được hỗ trợ nhanh nhất nhé!
source https://microbelift.vn/xu-ly-nuoc-thai-den-hieu-qua/
Nhận xét
Đăng nhận xét