Làm thế nào để kiểm soát ngưỡng chịu đựng của ao nuôi tôm?
Thuật ngữ “ngưỡng chịu đựng của ao nuôi tôm” cũng không quá xa lạ với bà con đã nuôi tôm lâu năm. Tuy nhiên đối với người nuôi mới, thuật ngữ này lại khá mới mẻ. Hãy cùng Biogency tìm hiểu chi tiết hơn về “Ngưỡng chịu đựng của ao nuôi tôm là gì?” và “Làm thế nào để kiểm soát ngưỡng chịu đựng của ao nuôi tôm?” qua bài viết dưới đây.
Ngưỡng chịu đựng của ao nuôi tôm là gì? Phụ thuộc vào yếu tố nào?
Ngưỡng chịu đựng của ao nuôi tôm là khối lượng tôm tối đa cho phép để duy trì trong ao mà ao nuôi có thể gánh nổi để đảm bảo sự phát triển của tôm và chất lượng nước nuôi.
Ngưỡng chịu đựng của ao nuôi tôm cao hay thấp phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, đó là:
- Hạ tầng của ao nuôi, là các thông số và đặc điểm vật lý của ao nuôi như đáy ao (là ao đất hay ao bạt), bờ ao (ao bạt bờ hay không bạt bờ), độ sâu của ao là bao nhiêu.
- Trang thiết bị lắp đặt cho ao nuôi tôm như máy quạt (có bao nhiêu máy quạt, lắp ở những vị trí nào), máy thổi khí (có bao nhiêu máy thổi khí, vị trí và công suất thổi khí ra sao).
- Chất lượng tôm giống.
- Chuyên môn về kỹ thuật và kinh nghiệm quản lý, kiểm soát của người nuôi.
- …
Ao nuôi tôm bị vượt ngưỡng chịu đựng khi nào? Hậu quả gì có thể gặp?
Thông thường, có một số trường hợp dưới đây khiến ao nuôi tôm bị vượt ngưỡng chịu đựng là:
- Công tác chuẩn bị và kiểm soát các yếu tố của ao nuôi chưa đảm bảo.
- Thả giống với mật độ cao.
- Không thu tỉa tôm, khiến khối lượng tôm/mét vuông tăng cao.
- …
Khi ao nuôi tôm bị vượt ngưỡng chịu đựng, hai hậu quả lớn nhất mà nó gây ra là: Môi trường ao nuôi bị ô nhiễm và tôm rất dễ bị nhiễm bệnh (hai hậu quả này cũng có sự liên quan mật thiết với nhau).
Môi trường ao nuôi bị ô nhiễm là do khi ao nuôi tôm bị vượt ngưỡng chịu đựng thì chất thải trong ao sẽ tích tụ ngày càng nhiều (điển hình là thức ăn thừa, phân tôm, xác tảo…), đặc biệt là chúng sẽ tăng lên ngày càng nhanh khi càng về gần cuối vụ nuôi, làm đáy ao hình thành lớp bùn đen và xảy ra quá trình phân hủy kỵ khí chất hữu cơ – quá trình này làm sản sinh khí độc H2S – nguyên nhân làm tôm rớt đáy. Chưa kể đến việc chất thải nhiều cũng tạo điều kiện cho các loài tảo độc sinh sôi và phát triển, chúng sẽ tranh giành oxy với tôm và khi tảo tàn sẽ làm ô nhiễm nước.
Tôm dễ nhiễm bệnh là do sự lớn lên từng ngày của tôm làm tổng khối lượng tôm trong ao ngày một tăng, ao nuôi tôm trở nên chật hẹp hơn khiến mỗi con tôm trong ao có ít không gian hơn để phát triển. Điều này dễ khiến tôm xảy ra stress, cộng với môi trường ao nuôi bị ô nhiễm là nguyên nhân làm tôm nhiễm bệnh khiến người nuôi tốn kém chi phí và thời gian để điều trị bệnh. Nhiều trường hợp không điều trị được phải thu tôm khẩn cấp khi tôm chưa đạt size mong muốn làm giá bán giảm, lợi nhuận giảm, thậm chí thua lỗ.
Tham khảo: Các chỉ số nước ao nuôi tôm cần nắm
Làm thế nào để kiểm soát ngưỡng chịu đựng của ao nuôi tôm?
Để kiểm soát ngưỡng chịu đựng của ao nuôi tôm, những việc bà con cần làm là:
- Đảm bảo hạ tầng ao nuôi phù hợp để thả giống: Đối với mô hình nuôi tôm công nghiệp mà nhiều bà con đang hướng đến hiện nay, ao nuôi tôm cần có độ sâu đạt từ 2-2,5 mét, lượng nước trong ao cần duy trì liên tục trong khoảng từ 1,2-1,4 mét (trường hợp nếu nuôi tôm với mô hình ao đất-bạt bờ thì duy trì mực nước từ 1,6-1,8 mét).
- Thả tôm giống với mật độ phù hợp: Nếu bà con nuôi tôm thẻ chân trắng thì mật độ thả nuôi dao động từ 30-60 con/mét vuông (đối với ao đất) và 150-200 con/mét vuông (đối với ao bạt). Nếu bà con nuôi tôm sú theo mô hình nuôi thâm canh, mật độ thả dao động từ 15-20 con/mét vuông; đối với mô hình nuôi bán thâm canh là 8-14 con/mét vuông. Bà con không nên thả tôm với tâm lý “thả dày để trừ hao hụt” như vậy sẽ vô tình gây áp lực lên ao nuôi và không đảm bảo chất lượng mùa vụ. (Tham khảo: Cách chọn tôm giống)
- Lắp đặt đầy đủ hệ thống cung cấp oxy cho tôm: Bao gồm quạt nước và hệ thống sục khí, đảm bảo tại mọi vị trí trong ao nuôi, hàm lượng oxy hòa tan đo được > 4mg/l.
- Thường xuyên theo dõi và kiểm soát các thông số môi trường ao nuôi như độ pH, độ kiềm, oxy hòa tan, độ trong, khí độc (NH3, NO2, H2S)… để kịp thời đưa ra phương án xử lý khi có bất thường. Sử dụng men vi sinh cho tôm định kỳ để kiểm soát chất lượng nước ao (AQUA C – phân hủy lợn cợn, phân tôm, thức ăn thừa; AQUA N1 – kiểm soát khí độc NH3, NO2; AQUA SA – kiểm soát bùn đáy, nhớt bạt).
- Xác định thời điểm ao tôm tới ngưỡng để tiến hành thu tỉa nhằm tạo môi trường thông thoáng cho tôm phát triển. Hoặc nếu không thu tỉa bà con cần kiểm soát chặt chẽ các yếu tố của môi trường nước – sử dụng men vi sinh để làm sạch nước và kiểm soát khí độc là vô cùng cần thiết; tăng cường sục khí/quạt nước và kiểm soát tảo để duy trì oxy luôn nằm trong ngưỡng phù hợp cho tôm.
Thạc sĩ Trịnh Mỹ Yến – Chi Cục Thú y tỉnh Sóc Trăng khuyến cáo cho bà con nuôi tôm rằng: “Sau mỗi trận mưa lớn kéo dài, điều bà con cần làm ngay là kiểm tra lại độ pH và độ kiềm trong ao nuôi tôm. Nếu pH giảm, cần nâng pH ngay bằng cách bón vôi (tùy vào mức độ giảm mà sử dụng lượng vôi phù hợp), đồng thời cần duy trì lượng nước trong ao từ 1,6-1,8 mét để ổn định các chỉ số của môi trường nước (nếu mưa nhiều làm nước trong ao tăng cao, cần tháo xả bớt nước). Và một yếu tố quan trọng không kém là sử dụng men vi sinh để kiểm soát tảo, khử khí độc và làm sạch ao nuôi.” – nguồn tepbac.com.
Tham khảo: Tăng/hạ pH ao tôm
Kiểm soát ngưỡng chịu đựng của ao nuôi tôm là việc làm cần thiết mà bà con cần thực hiện để có một vụ nuôi thành công. Mọi thắc mắc trong quá trình nuôi tôm cần giải đáp, bà con hãy liên hệ Biogency theo Hotline 0909 538 514 để được hỗ trợ nhanh nhất!
source https://microbelift.vn/nguong-chiu-dung-cua-ao-tom/
Nhận xét
Đăng nhận xét