Nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết bệnh ăn mòn vỏ kitin trên tôm

Bệnh ăn mòn vỏ kitin trên tôm là một loại bệnh khiến vỏ tôm bị tổn thương và có thể gây nguy hiểm đến sự phát triển của tôm và hiệu quả kinh tế vụ nuôi. Vậy nguyên nhân gây ra bệnh này là gì? Nhận biết bệnh ăn mòn vỏ kitin trên tôm qua dấu hiệu nào? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây!

Nguyên nhân dẫn đến bệnh ăn mòn vỏ kitin trên tôm

Bệnh ăn mòn vỏ kitin trên tôm là một căn bệnh có thể xuất hiện trong nhiều giai đoạn phát triển khác nhau từ tôm mẹ, tôm thịt đến ấu trùng và hậu ấu trùng,…

Nguyên nhân chính dẫn đến bệnh ăn mòn vỏ kitin trên tôm chính là do vi khuẩn Vibrio spp. gây ra. Khi phân lập bệnh này, nhận thấy có nhiều vi khuẩn gây ra, có thể kể đến như Vibrio alginolyticus, Vibrio parahaemolyticus, Vibrio ordali,…

01 benh an mon vo kitin tren tom
Vi khuẩn Vibrio spp. là nguyên nhân chính dẫn đến bệnh ăn mòn vỏ kitin trên tôm

Loại vi khuẩn gây bệnh Vibrio thuộc họ Vibrionaceae, bộ Vibrionales, lớp Gammaproteobacteria, thuộc ngành Proteobacteria. Đặc điểm chung của những loại vi khuẩn thuộc giống Vibrio như sau:

  • Là loại vi khuẩn gram âm.
  • Có hình dạng que thẳng hoặc có thể hơi uốn cong.
  • Kích thước vi khuẩn từ 0,3 – 0,5 x 1,4 – 2,6 μm.
  • Chuyển động nhờ vào một tiên mao hay nhiều tiên mao mảnh.
  • Vi khuẩn không hình thành bào tử.

Tham khảo: Phòng ngừa bệnh do vi khuẩn vibrio trên ttct

Dấu hiệu nhận biết bệnh ăn mòn vỏ kitin trên tôm

Để có thể phòng và trị bệnh ăn mòn vỏ kitin trên tôm kịp thời và tránh những hậu quả nghiêm trọng do bệnh này gây ra, bà con cần nắm rõ các dấu hiệu nhận biết. Những dấu hiệu cho thấy tôm đang bị bệnh ăn mòn vỏ kitin bao gồm:

  • Xuất hiện những vùng bị mềm trên lớp vỏ kitin.
  • Vỏ kitin bị ăn mòn, quan sát được từ những điểm có màu nâu, đen hay trắng trên lớp vỏ kitin.
  • Những phần phụ như râu, chân bơi, chân bò và nuôi tôm bị phồng lên rồi sau đó mòn cục dần.
  • Đốt bụng thứ 6 của tôm có dấu hiệu bị mờ đục.
  • Sắc tố melanin trên vỏ tôm bị khuếch đại.
  • Xuất hiện sắc tố có màu đen nâu trên mô gan tụy của tôm.
02 benh an mon vo kitin tren tom
Vỏ tôm có điểm màu nâu, đen là một trong các dấu hiệu nhận biết bệnh ăn mòn vỏ kitin trên tôm

Ngoài ra, với một số trường hợp khác, tôm có thể mắc thêm những căn bệnh kèm theo khác như tôm bị bẩn mang, bẩn mình, tôm yếu, tôm bỏ ăn hay có màu hồng đỏ trên cơ thể. Ở mức độ cấp tính, tôm có thể bị chết hoặc ở bệnh mãn tính có thể bị mềm vỏ, phân đàn, tôm chậm lớn,…

Phương pháp phòng và trị bệnh ăn mòn vỏ kitin trên tôm

Phương pháp phòng bệnh ăn mòn vỏ kitin trên tôm

Để đảm bảo năng suất vụ nuôi, cũng như hạn chế tối đa trường hợp tôm bị mắc bệnh ăn mòn vỏ kitin, bà con cần thực hiện các phương pháp phòng bệnh kỹ càng và đúng cách. Một số phương pháp phòng bệnh bà con có thể tham khảo như:

  • Thực hiện tốt việc sát trùng ao nuôi cũng như các dụng cụ sử dụng trong quá trình nuôi bằng các phương pháp khác nhau như phương pháp hóa học (thuốc sát trùng cho tôm), phương pháp cơ học (lọc), phương pháp lý học (sử dụng đèn cực tím), phương pháp sinh học (bổ sung vi sinh vật có lợi cho ao nuôi);
  • Xử lý nước ao nuôi đúng cách, tiêu diệt và ức chế sự phát triển của chủng vi khuẩn Vibrio; (Tham khảo: Quy trình xử lý nước ao tôm đúng cách)
  • Thay nước ao nuôi đúng cách; (Tham khảo: Cách thay nước ao tôm)
  • Xác định khẩu phần ăn phù hợp, lựa chọn nguồn thức ăn chất lượng;  (Xem cách tính lượng thức ăn cho ttct)
  • Hạn chế sử dụng hóa chất trong ao nuôi tôm;
  • Tăng cường hệ miễn dịch cho tôm bằng cách bổ sung Vitamin C cho tôm, chất dinh dưỡng, đặc biệt quản lý tốt môi trường nước ao nuôi.

Phương pháp trị bệnh ăn mòn vỏ kitin trên tôm

Khi tôm đã mắc phải bệnh ăn mòn vỏ kitin, bà con cần có phương pháp xử lý kịp thời, nhanh chóng để tránh những hậu quả đáng tiếc xảy ra với mùa vụ. Trong đó, điều kiện môi trường nước ao nuôi là vấn đề cần được quan tâm hàng đầu. Đồng thời, bà con cần giảm đi mật độ vi khuẩn có trong nước, cùng với ứng dụng các biện pháp kỹ thuật giúp cải thiện môi trường nước như thay nước và gây lại màu nước.

Bà con có thể tham khảo sản phẩm men vi sinh xử lý nước ao tôm và gây màu nước Microbe-Lift AQUA C được nghiên cứu và phát triển bởi Viện Nghiên Cứu Sinh Thái Hoa Kỳ (Ecological Laboratories Inc.). Sản phẩm men vi sinh Microbe-Lift AQUA C hoạt động theo cơ chế bổ sung các chủng vi sinh có lợi với khả năng ức chế các chủng vi khuẩn gây bệnh, tạo môi trường nước sạch và gây màu nước cho ao nuôi hiệu quả.

Microbe-Lift AQUA C chứa đến 13 chủng vi khuẩn có lợi được phân lập và nuôi cấy ở dạng lỏng, với một số ưu điểm nổi bật như:

  • Sử dụng trực tiếp vào môi trường nước, không cần phải ngâm ủ.
  • Khả năng hoạt động gấp 5 đến 10 lần so với các sản phẩm men vi sinh trên thị trường.
  • Vi sinh có khả năng chịu mặn lên đến 40 ‰ (khoảng 4%).
  • Phòng ngừa, tăng cường khử khí độc cho ao nuôi, đặc biệt có khả năng giúp tảo khuê phát triển, gây màu nước trà cho ao nuôi.
03 benh an mon vo kitin tren tom
Men vi sinh xử lý nước ao nuôi tôm Microbe-Lift AQUA C.

Nếu bà con còn bất kỳ thắc mắc nào về bệnh ăn mòn vỏ kitin trên tôm, hoặc cần tư vấn về các giải pháp sinh học giúp nâng cao chất lượng nước ao nuôi tôm, hãy liên hệ ngay cho Biogency qua Hotline 0909 538 514, chúng tôi sẽ hỗ trợ nhanh nhất!



source https://microbelift.vn/benh-an-mon-vo-kitin-tren-tom/

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Cơ sở hình thành và cách tính tỷ số F/M

Quy trình xử lý nước cấp đạt chuẩn hiện nay

Bể lắng sinh học là gì? Vai trò, cách tăng hiệu suất xử lý của bể