Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 10, 2023

Hướng dẫn cách tăng sinh khối cho vi sinh

Hình ảnh
Mục đích của việc tăng sinh khối cho vi sinh trước khi sử dụng xuống các ao nuôi thủy sản là thông qua việc gia tăng khối lượng cũng như mật độ của vi sinh vật sẽ giúp cho quá trình sử dụng vi sinh đạt hiệu quả cao hơn, đồng thời tối ưu chi phí cho bà con. Một số chủng vi sinh được sử dụng trong nuôi trồng thủy sản Việc sử dụng men vi sinh trong nuôi trồng thủy sản đã không còn quá xa lạ với bà con, nhất là khi thị trường các sản phẩm thủy sản đang ngày càng yêu cầu khắt khe hơn về chất lượng. Men vi sinh (hay còn gọi là chế phẩm sinh học) là sản phẩm chứa các chủng vi sinh vật có lợi, có tác dụng giúp tăng cường hệ vi sinh đường ruột, xử lý nước ao nuôi để tạo môi trường thuận lợi cho tôm phát triển. Một số chủng vi sinh nổi bật được sử dụng trong nuôi trồng thủy sản hiện nay là: Bacillus subtilis, Bacillus pumilus, Bacillus amyloliquefaciens và Bacillus licheniformis: Đây là các chủng vi sinh vật có khả năng sản xuất ra các Enzyme như Amylase, Protease, các Vitamin B,… kích thíc

Kali Permanganat là gì? Ứng dụng của Kali Permanganat

Hình ảnh
Kali Permanganat là một hợp chất được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực. Vậy thực chất Kali Permanganat là gì? Kali Permanganat được ứng dụng trong các lĩnh vực nào? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây! Kali Permanganat là gì? Tính chất của Kali Permanganat Kali Permanganat là gì? Kali Permanganat (công thức hóa học là KMnO4) là hợp chất vô cơ thể rắn có màu tím đỏ trong suốt và tan hoàn toàn trong nước. Đây là một chất thường được ứng dụng cho khử trùng với khả năng oxy hóa mạnh. Khi tan trong nước, Kali Permanganat tạo thành một dung dịch có màu tím đậm và khi dung dịch này loãng sẽ có màu tím đỏ; khi bay hơi, chúng sẽ ở thể rắn với tinh thể có dạng lăng trụ màu đen tím và sáng lấp lánh. Hợp chất Kali Permanganat (KMnO4) Bên cạnh đó, với đặc điểm oxy hóa mạnh, Kali Permanganat sẽ phát nổ hoặc bốc chảy khi kết hợp với những chất hữu cơ khác và sẽ bị phân hủy trong nhiệt độ trên 200°C.  Tính chất của Kali Permanganat – Tính chất vật lý của Kali Permanganat Kali Permanganat có nhữ

Phương pháp xử lý mùi hôi xưởng ủ phân bằng vi sinh

Hình ảnh
Vì mùi hôi tác động trực tiếp đến khứu giác của con người và động vật, do đó để xử lý mùi hôi cần lựa chọn phương pháp sao cho phù hợp. Phương pháp xử lý mùi hôi xưởng ủ phân bằng vi sinh là một trong những giải pháp được các xưởng ủ phân ưu tiên lựa chọn. Mùi hôi xưởng ủ phân phát sinh như thế nào? Khi ủ phân hữu cơ, thường sẽ có 3 loại vi sinh vật xuất hiện là vi khuẩn, xạ khuẩn và nấm. Trong đó: Vi khuẩn: Chức năng chính của vi khuẩn trong quá trình ủ phân hữu cơ là phát nhiệt để làm tăng nhiệt độ của đống ủ. Khi nhiệt độ đống ủ tăng lên, quá trình phân hủy chất hữu cơ trong đống ủ sẽ diễn ra thuận lợi hơn. Xạ khuẩn: Trong quá trình ủ phân xạ khuẩn sẽ giúp phân giải các cấu trúc phức tạp trong nguyên liệu ủ thành mùn bã, điển hình như Lignin, Cellulose, Chitin, Protein,… Nấm: Chức năng chính của nấm trong quá trình ủ phân hữu cơ là phân hủy các hợp chất có gốc Polymer trong nguyên liệu ủ và đất. Vi khuẩn xuất hiện trong quá trình ủ phân thường là vi khuẩn hiếu khí và kỵ khí:

Quy trình công nghệ xử lý nước thải chế biến thực phẩm

Hình ảnh
Với hàm lượng chất ô nhiễm cao, việc xử lý nước thải chế biến thực phẩm là yêu cầu cần thiết mà mỗi doanh nghiệp hoạt động trong ngành chế biến thực phẩm phải tuân theo. Thế nhưng, áp dụng công nghệ nào để xử lý nước thải chế biến thực phẩm hiệu quả? Hiện trạng ngành chế biến thực phẩm tại Việt Nam và nhu cầu xử lý nước thải Ngành chế biến thực phẩm tại Việt Nam đang trên đà phát triển mạnh. Bằng chứng là giá trị sản xuất của ngành chiếm tỷ trọng đến 19,1% – cao nhất trong nhóm ngành công nghiệp chế biến – chế tạo (theo số liệu của Bộ Công Thương). Thêm vào đó, sau khi các Hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam ký kết đi vào hiệu lực, ngành sản xuất và chế biến thực phẩm cũng có thị trường rộng hơn để phát triển. Tuy số lượng doanh nghiệp chế biến thực phẩm không nhiều (chỉ khoảng 1% tổng số doanh nghiệp trên cả nước), tuy nhiên đây lại là một trong những ngành mũi nhọn và có tiềm năng phát triển cao. Theo số liệu thống kê, ngành chế biến thực phẩm chiếm khoảng hơn 20% doanh thu thu

Công nghệ xử lý nước thải sản xuất nhựa

Hình ảnh
Trong đời sống hiện nay, các sản phẩm từ nhựa được sử dụng khá phổ biến. Cũng bởi lý do đó mà nhu cầu sản xuất ra các sản phẩm từ nhựa cũng gia tăng, kéo theo đó là sự gia tăng của nước thải. Để xử lý nước thải sản xuất nhựa hiệu quả cần áp dụng công nghệ nào? Bài viết dưới đây Biogency sẽ giải đáp cho bạn. Đặc trưng của nước thải sản xuất nhựa Để sản xuất ra được một sản phẩm từ nhựa, quy trình sản xuất cũng khá phức tạp với nhiều công đoạn như: tạo hạt nhựa, thu gom/phân loại/làm sạch, pha màu, kéo sợi nhựa, trộn các chất phụ gia, ép khuôn nhựa, cắt gọt và cho ra thành phẩm cuối cùng. Với quy trình sản xuất phức tạp như vậy, nước thải được phát sinh từ khá nhiều nguồn khác nhau: Nước thải từ công đoạn pha màu, cắt gọt phần dư thừa để cho ra thành phẩm cuối cùng. Nước thải từ công đoạn vệ sinh nhà xưởng, thiết bị. Nước thải từ công đoạn giải nhiệt cho đường ống, thiết bị máy móc. Nước thải từ bếp ăn của nhà máy sản xuất. Nước thải từ quá trình vệ sinh của công nhân viên làm tạ

Quy trình nuôi tôm sú ao bạt

Hình ảnh
Mô hình nuôi tôm sú ao bạt hiện nay đang được bà con áp dụng rộng rãi với khả năng mang lại năng suất và chất lượng vụ nuôi cao. Tuy nhiên, để vụ nuôi tôm sú đạt chất lượng tốt nhất, bà con khi nuôi tôm sú ao bạt cần thực đúng quy trình. Bài viết dưới đây sẽ giúp bà con hiểu hơn về quy trình nuôi tôm sú ao bạt hiệu quả. Ưu điểm của mô hình nuôi tôm sú ao bạt Mô hình nuôi tôm sú ao bạt ngày nay đang dần trở nên rất phổ biến, nhờ vào những ưu điểm nổi bật có thể kể đến như: Ngăn chặn sự phát triển của ký sinh trùng hoặc những vi khuẩn gây hại, từ đó hạn chế phát sinh dịch bệnh do nguồn nước nuôi tôm được cách ly hoàn toàn với môi trường đất bên ngoài. Công tác thu hoạch tôm được thực hiện dễ dàng hơn, tránh bị thất thoát bởi tình trạng tôm ẩn nấp trong hang lỗ hay lẫn trong bùn. Cũng chính vì vậy mà chất lượng tôm được đảm bảo và vệ sinh tốt hơn. Rút ngắn được thời gian cho khâu vệ sinh và diệt khuẩn ao. Bạt được sử dụng trong nuôi tôm có độ bền cao, sử dụng lâu dài và không bị ản

Nguyên nhân và biện pháp phòng trị tôm sú đỏ thân

Hình ảnh
Bệnh đỏ thân không chỉ phổ biến ở tôm thẻ chân trắng mà nó còn phổ biến ở tôm sú. Tôm sú đỏ thân có thể xuất hiện trong tất cả giai đoạn nuôi, nhưng phổ biến hơn ở 2 tháng nuôi đầu tiên trong ao nuôi thịt. Nguyên nhân tôm sú đỏ thân là gì? Và làm cách nào để phòng trị bệnh? Mời bà con cùng Biogency theo dõi bài viết dưới đây. Tôm sú đỏ thân do đâu? Dấu hiệu nhận biết Tôm sú đỏ thân thường do 3 nguyên nhân gây ra, là do nhiễm vi-rút, do môi trường và do nhiễm khuẩn. Trong đó, nguyên nhân đầu tiên – do nhiễm vi-rút là đáng lo ngại nhất. Vi-rút gây bệnh đỏ thân ở tôm sú là SEMBV (Systemic Ectodermal and Mesodermal Baculovirus), ngoài ra còn có vi-rút WSSV (White Spot Syndrome Virus) và nhóm vi khuẩn Vibrio (Staphylococcus, Vibrio vulnificus, V.alginolyticus). Sự kết hợp giữa các nhóm vi-rút và vi khuẩn này là nguyên nhân khiến dịch bệnh đỏ thân bùng phát trên diện rộng trong thời gian ngắn. Vi-rút gây bệnh đỏ thân xuất hiện trong ao nuôi tôm thường do các nguyên nhân sau: Vi-rút gây

Phục hồi hệ vi sinh và cải thiện hiệu suất xử lý nước thải tại Công ty TNHH Thực phẩm Việt

Hình ảnh
Công ty TNHH Thực phẩm Việt (Vifoods Co., Ltd) là đơn vị chuyên sản xuất, chế biến thủy sản đông lạnh. Vào thời điểm cuối năm 2020, nhà máy chế biến thủy sản của công ty gặp phải vấn đề hệ vi sinh và hiệu quả xử lý trên toàn hệ thống xử lý nước thải. Chỉ 2 tuần sau khi ứng dụng giải pháp phục hồi hệ vi sinh và cải thiện hiệu suất xử lý nước thải do Biogency tư vấn, hiệu quả xử lý của hệ thống đã được cải thiện rõ rệt. Vấn đề Công ty TNHH Thực phẩm Việt đang gặp phải Công ty TNHH Thực phẩm Việt là đơn vị chuyên sản xuất, cung cấp các sản phẩm thủy sản đông lạnh. Hiện nay, hệ thống nước thải tại Công ty TNHH Thực phẩm Việt đang ứng dụng công nghệ xử lý AAO. Công suất khi thiết kế hệ thống là 150m3/ngày.đêm và công suất khi vận hành trong thực tế là 250m3/ngày.đêm. Nhà máy sản xuất, chế biến thủy sản đông lạnh của Công ty TNHH Thực phẩm Việt. Nguồn nước thải đầu vào hệ thống xử lý đang bị nhiễm mặn cao (trong khoảng 4 – 5 ppt). Đồng thời, trong quá trình tẩy rửa và vệ sinh nhà xưởng

Các bệnh thường gặp ở tôm sú và cách phòng trị bệnh

Hình ảnh
Trong quá trình nuôi tôm sú sẽ không tránh khỏi việc tôm nhiễm bệnh. Dưới đây là một số bệnh thường gặp ở tôm sú khi thả nuôi, bà con có thể tham khảo và phòng tránh cho ao nuôi của mình nhé! Một số bệnh thường gặp ở tôm sú Bệnh đóng vôi Tôm sú mắc bệnh đóng vôi là do tảo, nấm, vi khuẩn và động vật nguyên sinh tác động lẫn nhau gây ra. Khi bị nhiễm bệnh, bên ngoài tôm sú thường thấy có đóng rong, tôm ăn yếu, thậm chí là bỏ ăn, ít linh hoạt và có xu hướng tấp mé bờ, kèm với đó là mang tôm bị đổi màu. Tôm sú bị bệnh đóng vôi Bệnh này có thể xuất hiện trong tất cả các giai đoạn của quá trình nuôi, từ lúc mới thả đến khi thu hoạch, nhưng thường xảy ra nhiều hơn khi tôm vào giai đoạn cuối vụ. Để xử lý bệnh này trên tôm sú, bà con cần cải tạo lại môi trường ao nuôi, cắt tảo (nên sử dụng men vi sinh để cắt tảo) và xử lý chất hữu cơ như thức ăn thừa và phân tôm trong ao. Bệnh đen mang Đen mang hay tím mang là một trong những loại bệnh thường gặp ở tôm sú khi nuôi. Khi tôm nhiễm bệnh

Làm cách nào để phục hồi đáy ao tôm bị lão hóa do nuôi lâu năm?

Hình ảnh
Trải qua nhiều vụ nuôi tôm trên cùng một ao, đáy ao sẽ dần bị lão hóa. Nếu không có biện pháp cải tạo hoặc phục hồi đáy ao tôm sẽ gây ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng tôm ở những vụ nuôi kế tiếp. Bài viết dưới đây Biogency sẽ hướng dẫn bà con cách để phục hồi đáy ao tôm bị lão hóa do nuôi lâu năm. Bà con có thể tham khảo và áp dụng cho ao nuôi của mình để có những vụ nuôi tôm thành công nhé! Đáy ao tôm bị lão hóa xảy ra khi nào? Đất ở phần đáy ao cung cấp nhiều loại khoáng hòa tan cần thiết cho tôm cũng như tạo nguồn thức ăn tự nhiên cho tôm khi mới thả nuôi và giúp quá trình gây màu nước thuận lợi hơn trong tháng nuôi đầu tiên. Tuy nhiên, sau khi nuôi khoảng từ 1-2 năm (với 4 – 6 vụ nuôi), đất ở đáy ao sẽ bị lão hóa dần, chúng sẽ trở nên “trơ” và khả năng cung cấp khoáng bị giảm trầm trọng. Đáy ao nuôi tôm bị lão hóa do nuôi lâu năm Nếu không có biện pháp khắc phục, quá trình lão hóa đất sẽ tăng mạnh qua từng năm và khi nuôi liên tục sẽ càng gây nhiều trục trặc cho bà con t