Nguyên nhân tôm lột vỏ không cứng và cách xử lý, phòng ngừa

Đối với tôm, quá trình lột xác diễn ra rất nhiều lần trong vòng đời sống của chúng. Qua mỗi lần lột xác tôm sẽ lớn lên, đồng thời loại bỏ được những vết sẹo, vết thương, tạp chất cũng như ký sinh trùng bám dính trên vỏ. Tuy nhiên, tình trạng tôm lột vỏ không cứng lại gây ra nhiều vấn đề cho bà con nuôi tôm, làm ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng mùa vụ. Nguyên nhân tôm lột vỏ không cứng là do đâu? Và làm thế nào để xử lý và phòng ngừa tình trạng này?

Nguyên nhân tôm lột vỏ không cứng

Có nhiều nguyên nhân khiến tôm lột vỏ không cứng, điển hình trong số đó là:

  • Tôm bị thiếu dinh dưỡng, khoáng và vitamin: Canxi và Photpho là hai loại khoáng chất cần thiết nhất để giúp vỏ tôm cứng cáp và chắc chắn. Trong quá trình lột xác nếu tôm không dự trữ đủ 2 loại khoáng này và thiếu vitamin C sẽ khiến vỏ của chúng bị mềm trong quá trình hình thành vỏ mới.
tôm lột vỏ không cứng
Tôm bị mềm vỏ do thiếu khoáng
  • Mật độ thả tôm quá dày: Khi thả tôm nuôi với mật độ dày, chúng sẽ cạnh tranh thức ăn, dinh dưỡng, không gian cũng như oxy trong nước khiến nhiều con tôm yếu hơn sẽ lột vỏ khó khăn hơn, vỏ không cứng và chết do bị ăn thịt trong quá trình lột.(Tham khảo: Mật độ nuôi tôm thẻ chân trắng phù hợp)
  • Độ mặn của nước không đảm bảo: Độ mặn trong nước thấp thường sẽ làm hàm lượng khoáng trong ao cũng thấp theo, gây ảnh hưởng đến quá trình lột vỏ của tôm và khiến vỏ tôm không cứng sau khi lột. (Tham khảo: Giảm độ mặn ao tôm)
  • Độ pH của nước thay đổi đột ngột: Quá trình lột xác và hình thành vỏ mới của tôm tốt nhất khi pH trong khoảng từ 7,5-8.0. Nếu pH thay đổi đột ngột sẽ khiến quá trình tái tạo vỏ mới của tôm bị ảnh hưởng, làm tôm không cứng vỏ được.(Tham khảo: Nâng/hạ pH ao tôm)
  • Ao nuôi tôm bị thiếu oxy hòa tan: Trong quá trình lột xác, tôm cần lượng oxy nhiều gấp đôi so với bình thường. Nếu không đảm bảo được oxy, quá trình lột xác của tôm sẽ bị cản trở, không những làm vỏ mềm mà thậm chí sẽ làm tôm chết trong quá trình lột.
  • Ao nuôi tôm có nhiều mầm bệnh hại: Trong quá trình lột vỏ, đặc biệt là sau khi tháo lớp vỏ cũ xong cơ thể của tôm rất yếu, rất dễ bị tấn công bởi vi khuẩn, vi-rút và các mầm bệnh… khiến quá trình hình thành lớp vỏ mới bị chậm, tôm bị mềm vỏ và sức khỏe giảm.
  • Ao nuôi tôm bị ô nhiễm: Ao nuôi tôm có nhiều chất thải, hóa chất cũng làm ảnh hưởng đến quá trình hình thành vỏ của tôm, khiến tôm dễ nhiễm bệnh khi lột vỏ.
  • Tôm gặp mưa trong quá trình lột vỏ: Nước mưa gây ra nhiều tác động tiêu cực đối với tôm do làm các chỉ số của môi trường nước biến động, và nó cũng khiến vỏ tôm khó cứng hơn sau khi lột.

Tham khảo: Tăng tốc tôm lột vỏ

Dấu hiệu nhận biết tôm lột vỏ không cứng

Có nhiều dấu hiệu để nhận biết việc tôm lột vỏ không cứng, như là vỏ tôm mềm, mỏng, kèm theo đó là màu sẫm, nhăn nheo và gồ ghề. Nhiều phụ bộ của tôm bị mòn và đứt. Tôm yếu, kém linh hoạt và có thể bắt gặp tình trạng chết rải rác trong ao….

tôm lột vỏ không cứng
Tôm bị mất phụ bộ khi lột vỏ

Cách xử lý tôm lột vỏ không cứng

Khi phát hiện tôm lột vỏ không cứng, những việc bà con nên làm ngay là:

  • Đo độ kiềm trong ao nuôi tôm, nếu độ kiềm trong ao < 120 mg CaCO3/l cần tạt vôi và Dolomite để tăng kiềm.
  • Bổ sung khoáng canxi và photpho cho tôm, bao gồm cả tạt và trộn vào thức ăn.
  • Sử dụng men đường ruột DFM kèm thức ăn khi cho tôm ăn để tôm hấp thu tối đa dưỡng chất.
  • Đánh vi sinh xử lý nước để loại bỏ các chất ô nhiễm cũng như mầm bệnh có thể gây hại cho tôm. Đồng thời, kiểm tra khí độc và đánh vi sinh xử lý khí độc để khử và phòng ngừa khí độc xuất hiện trong ao, tránh cho tôm rớt cục thịt.
tôm lột vỏ không cứng
Đánh vi sinh để hỗ trợ tôm nhanh cứng vỏ sau lột
  • Xi-phông đáy ao để loại bỏ bùn bã ở dưới đáy và các chất ô nhiễm tầng đáy.

Thực hiện những biện pháp nêu trên sẽ giúp vỏ tôm nhanh cứng trở lại, giúp bà con giảm thiểu được số lượng tôm bị mềm vỏ và tôm bị rớt đáy do mềm vỏ. Tuy nhiên, để nuôi tôm hiệu quả hơn, bà con nên chủ động phòng tránh tình trạng tôm lột vỏ không cứng bằng những biện pháp phòng ngừa dưới đây.

Phòng ngừa tôm lột vỏ không cứng bằng cách nào?

Để phòng ngừa tôm lột vỏ không cứng, bà con nên áp dụng các biện pháp sau:

Cung cấp đủ dinh dưỡng cho tôm, đặc biệt là trong thời gian tôm lột xác để giúp tôm nhanh hình thành lớp vỏ mới và cứng vỏ nhanh hơn, các khoáng chất cần bổ sung bao gồm cả khoáng đa lượng (MgSO4, CaCl2, MgCl2 hoặc vôi, muối ăn… bổ sung bằng cách đánh trực tiếp vào nước) và khoáng vi lượng (Fe, Cu, Zn, Mn… bổ sung bằng cách trộn vào thức ăn cho tôm).

Đồng thời, cung cấp vitamin C để chống sốc cho tôm, tăng đề kháng. Thức ăn cho tôm cần có tổng lượng đạm đạt từ 32-45%. Canh nhá để thức ăn không dư thừa.

Chú ý kiểm soát mật độ của tảo vì khi tôm lột xác rất dễ xảy ra hiện tượng tảo tàn do ao tôm bị sụt khoáng. Tảo tàn trong ao nhiều sẽ làm chất lượng nước ao xấu đi và làm phát sinh khí độc khiến tôm dễ nhiễm bệnh. Cách kiểm soát mật độ của tảo là bà con nên đánh vi sinh cắt tảo Microbe-Lift PBD để phân hủy tảo tàn khi chúng phát sinh, ngăn chặn nguy cơ gây nhiễm nước nuôi tôm.

Bên cạnh các biện pháp trên, trước và trong quá trình tôm lột xác, bà con cũng nên kiểm tra các chỉ tiêu môi trường nước thường xuyên, đặc biệt là DO, độ mặn, độ kiềm, pH… và duy trì cũng ở ngưỡng phù hợp cho quá trình lột xác của tôm để tôm lột xác thuận lợi.

Bà con nên kết hợp sử dụng men vi sinh trong suốt vụ nuôi để đảm bảo môi trường ao nuôi sạch, kiểm soát được mầm bệnh, các tảo độc… và giúp tôm lột nhanh cứng vỏ.

Tham khảo: Cách làm tôm lột mau cứng vỏ

Trên đây là nguyên nhân tôm lột vỏ không cứng cũng như cách xử lý và phòng ngừa mà các kỹ sư thủy sản của Biogency đúc kết và chia sẻ đến bà con. Nếu bà con có bất kỳ khó khăn nào trong nuôi tôm, đừng ngần ngại liên hệ đến Biogency qua Hotline 0909 538 514, chúng tôi sẽ hỗ trợ nhanh nhất!



source https://microbelift.vn/tom-lot-vo-khong-cung/

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Cơ sở hình thành và cách tính tỷ số F/M

Quy trình xử lý nước cấp đạt chuẩn hiện nay

Bể lắng sinh học là gì? Vai trò, cách tăng hiệu suất xử lý của bể