Tại sao xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học được ưa chuộng?
Trong xử lý nước thải, có nhiều phương pháp xử lý khác nhau được áp dụng như vật lý, hóa học, sinh học. Trong đó, xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học có mức độ phổ biến cao và được nhiều doanh nghiệp ưa chuộng. Tại sao lại như vậy?
Xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học là gì?
Phương pháp sinh học trong xử lý nước thải là phương pháp sử dụng các chủng vi sinh vật khác nhau để chuyển hóa các chất hữu cơ – là những chất làm cho nước thải bị ô nhiễm. Thông qua quá trình sống của mình, vi sinh vật sẽ sử dụng các chất hữu cơ để làm nguồn thức ăn, tạo năng lượng cho việc tổng hợp thành tế bào mới, nhờ đó mà các chất hữu cơ gây ô nhiễm cho nước thải được chuyển hóa thành những hợp chất cơ bản hơn và vô hại.
Tại sao xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học được ưa chuộng?
Ở hầu hết các hệ thống xử lý nước thải hiện nay, nước thải phát sinh đều chứa một lượng lớn các hợp chất hữu cơ – là nguồn gốc gây nên sự ô nhiễm trong nước thải. Ở các hệ thống này, người ta thường ưu tiên xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học hơn là xử lý bằng hóa học. Bảng so sánh dưới đây sẽ chỉ ra những ưu điểm khi xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học so với hóa học để thấy được rằng ngày nay phương pháp xử lý nước thải sinh học đang được ưa chuộng hơn:
Hạng mục so sánh | Phương pháp xử lý nước thải hóa học | Phương pháp xử lý nước thải sinh học |
Bản chất của phương pháp | Sử dụng các phản ứng hóa học để khử các tạp chất độc hại ra khỏi nước thải. | Sử dụng các chủng vi sinh vật sống để phân hủy các chất ô nhiễm thành các chất vô hại (điển hình là CO2 và H2O). |
Sản phẩm sử dụng | Hóa chất – hầu hết là những hợp chất có tính ăn mòn, có mùi, yêu cầu bảo quản và kỹ thuật sử dụng chặt chẽ, dễ gây nguy hại cho người sử dụng nếu tiếp xúc lâu dài và dùng sai kỹ thuật. | Men vi sinh, chế phẩm sinh học – là những sản phẩm chứa thành phần chính là vi sinh vật, ít có mùi, vô hại cho con người cũng như môi trường. |
Hiệu quả | Có khả năng xử lý các chất ô nhiễm độc hại, tuy nhiên dễ gây ăn mòn thiết bị, giảm tuổi thọ của máy móc trong hệ thống xử lý. Nước thải đầu ra còn có thể chứa các chất gây hại phát sinh nguy hại cho môi trường. | Hiệu quả xử lý chất ô nhiễm cao, đặc biệt là các chất ô nhiễm hữu cơ, nước thải đầu ra không chứa các chất gây hại phát sinh, an toàn cho môi trường và hệ sinh thái. |
Chi phí | Hóa chất cần phải được bổ sung liên tục khi nước thải phát sinh hằng ngày, do đó chi phí để mua hóa chất là khá cao. | Khi hệ thống ổn định, liều dùng của vi sinh là khá thấp để duy trì hiệu quả xử lý của hệ thống vì vi sinh vật có khả năng tự sinh sản, do đó chi phí mua thêm vi sinh sẽ thấp hơn. |
Xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học áp dụng trong giai đoạn nào của hệ thống xử lý?
Với tính chất nước thải ngày càng ô nhiễm, hầu hết các hệ thống xử lý nước thải ngày nay đều kết hợp các phương pháp xử lý nước thải khác nhau để nhằm tối đa hóa hiệu quả xử lý nước thải của hệ thống. Theo đó, giai đoạn xử lý bằng sinh học thường được xếp sau xử lý vật lý và hóa học – nhiệm vụ của 2 phương pháp xử lý này là hỗ trợ để quá trình xử lý sinh học diễn ra hiệu quả hơn.
- Phương pháp xử lý vật lý: dùng song chắn rác, lưới lọc… để loại bỏ các chất thải rắn có kích thước lớn.
- Phương pháp xử lý hóa học: dùng các phản ứng keo tụ – tạo bông, điều chỉnh pH/kiềm… để loại bỏ các chất rắn nhỏ hơn và đưa nước thải về trạng thái đạt chuẩn các điều kiện môi trường cho vi sinh vật hoạt động trước khi dẫn nước thải qua các bể xử lý sinh học.
Các loại vi sinh thường sử dụng trong xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học
Trong xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học, việc bổ sung thêm các dòng vi sinh để thúc đẩy quá trình xử lý diễn ra nhanh hơn là không thể thiếu vì các chủng vi sinh vật có sẵn trong nước thải không đủ nhiều để chuyển hóa lượng nước thải phát sinh liên tục mỗi ngày.
Vi sinh xử lý nước thải với nhiều trạng thái khác nhau như: vi sinh dạng bột, vi sinh dạng viên nén, vi sinh dạng lỏng. Trong đó, các dòng vi sinh dạng lỏng luôn được đánh giá cao hơn bởi những lý do sau:
- Khả năng sống của vi sinh vật khi ở dạng lỏng cao hơn so với dạng viên nén hay dạng bột vì chúng được bảo quản ở dạng nguyên thủy, không trải qua quá trình sấy khô và chuyển thành dạng bột/viên nén để bảo quản – quá trình này đã làm chết đi một lượng vi sinh vật nhất định.
- Giúp xử lý nước thải nhanh hơn vì các dòng men vi sinh dạng lỏng có thời gian kích hoạt ngắn hơn so với vi sinh dạng bột hay dạng viên nén.
- Đặc biệt, đối với các sản phẩm vi sinh xử lý Nitơ Amonia, dạng lỏng sẽ là trạng thái tốt nhất cho các chủng vi sinh vật chuyên xử lý Nitơ Amonia là Nitrosomonas và Nitrobacter – chúng là các chủng vi sinh vật không ở dạng bào tử, do đó khi chuyển chúng sang dạng bột hay dạng viên nén sẽ bị mất đi khả năng hoạt động.
Một số dòng men vi sinh xử lý nước thải dạng lỏng đến từ thương hiệu Microbe-Lift (Mỹ) được các kỹ sư môi trường đánh giá cao là:
- Microbe-Lift N1: xử lý Nitơ Amonia.
- Microbe-Lift Biogas: giúp tăng hiệu suất xử lý kỵ khí và tăng sinh khí hầm Biogas.
- Microbe-Lift IND: xử lý BOD, COD, TSS; khử nitrat.
- Microbe-Lift SA: xử lý và giảm bùn.
- Microbe-Lift DGTT: xử lý dầu mỡ.
- Microbe-Lift BMC: kiểm soát giun đỏ.
- …
Liên hệ ngay cho Biogency qua Hotline 0909 538 514 để tìm hiểu chi tiết hơn về xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học cũng như các dòng men vi sinh xử lý nước thải dạng lỏng đến từ thương hiệu Microbe-Lift ngay hôm nay.
source https://microbelift.vn/tai-sao-xu-ly-nuoc-thai-bang-phuong-phap-sinh-hoc-duoc-ua-chuong/
Nhận xét
Đăng nhận xét