Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 12, 2023

Làm sao để bể hiếu khí hoạt động hiệu quả?

Hình ảnh
Trong hệ thống xử lý nước thải, bể hiếu khí (hay còn gọi là bể Aerotank) là một loại bể sinh học, hoạt động nhờ vào các chủng vi sinh vật để phân hủy chất hữu cơ trong điều kiện có oxy (DO ≥ 2 mg/l). Bể hiếu khí đóng vai trò quan trọng trong việc loại bỏ Nitơ Amonia trong nước thải thông qua quá trình Nitrat hóa và xử lý BOD, COD, TSS. Làm sao để bể hiếu khí hoạt động hiệu quả? Các thông số cần chú ý trong bể hiếu khí Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến hiệu suất của bể hiếu khí, điển hình như: Nồng độ bùn hoạt tính (thông số yêu cầu là ≤ 1000mg/l). Nồng độ oxy hòa tan trong nước (thông số yêu cầu là DO ≥ 2 mg/l). Độ pH (thông số yêu cầu là 6,5 – 8,5). Nhiệt độ (thông số yêu cầu là 20 – 27 độ C). Tỷ lệ dinh dưỡng (yêu cầu BOD toàn phần:N:P = 100: 5:1 hay COD:N:P = 150:5:1. Các khoáng vi lượng. ..v..v…. Hiệu suất của bể hiếu khí bị tác động bởi nhiều yếu tố khác nhau. Những sự cố thường gặp khi vận hành bể hiếu khí Khi việc kiểm soát các yếu tố vận hành trên không đạt hiệu quả

Áp dụng quy trình nào để xử lý nước thải sản xuất gốm sứ đạt hiệu quả?

Hình ảnh
Quy trình xử lý nước thải sản xuất gốm sứ cần phải loại bỏ được các chất lơ lửng và chất hữu cơ thì việc xử lý mới đạt hiệu quả. Dưới đây Biogency sẽ thông tin đến bạn một quy trình xử lý nước thải sản xuất gốm sứ điển hình hiện nay. Thực trạng xử lý nước thải sản xuất gốm sứ tại Việt Nam Làm gốm sứ là một ngành đã có từ lâu tại Việt Nam. Trải qua nhiều năm phát triển, nghề làm gốm sứ đã mang đến cho thị trường nhiều sản phẩm chất lượng với thiết kế ấn tượng mang đậm bản sắc văn hóa, đồng thời cũng tạo công ăn việc làm cho nhiều người lao động. Tuy nhiên, nước thải phát sinh từ các cơ sở sản xuất gốm lại là mối lo ngại cho môi trường vì chưa được tập trung xử lý. Điển hình là vùng sản xuất gốm sứ Bát Tràng (Hà Nội). Với hơn 20 năm phát triển cũng là khoảng thời gian người dân trong khu vực sống chung với ô nhiễm môi trường từ nước thải sản xuất gốm sứ. Sông Hồng hằng ngày phải tiếp nhận những nguồn nước đen ngòm, bốc mùi khó chịu từ các xưởng sản xuất gốm. Quá trình sản xuất gốm s

Các phương pháp xử lý nước thải chi phí thấp

Hình ảnh
Vấn đề xử lý nước thải luôn nhận được sự chú trọng đặc biệt. Cùng với đó, các phương án xử lý nước thải chi phí thấp ngày càng được ưa chuộng do vừa giúp tiết kiệm chi phí mà vẫn mang lại hiệu quả ổn định. Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giới thiệu về các phương pháp xử lý nước thải chi phí thấp cũng như các ưu, nhược điểm cụ thể. Các phương pháp được sử dụng để xử lý nước thải chi phí thấp Hệ thống hồ sinh học ổn định nước thải Hệ thống hồ sinh học bao gồm đa dạng các loài như rêu, tảo hoặc những chủng vi sinh vật hiếu khí. Cùng với đó, giữa tảo và các chủng vi sinh tồn tại mối quan hệ cộng sinh, nhờ đó giúp ổn định nước thải. Hệ thống hồ sinh học là một trong các phương pháp xử lý nước thải chi phí thấp Nước thải khi được xử lý bằng hệ thống hồ sinh học, những loại cặn với tỷ trọng lớn sẽ dần lắng lại đáy hồ và những chất hữu cơ lơ lửng còn lại được vi sinh vật hấp thụ rồi oxy hóa. Lượng oxy được tảo và vi sinh vật giải phóng được ước tính trong khoảng 1,6mg. Đây không p

Knh nghiệm nuôi cua biển trong hộp thành công

Hình ảnh
Chắc hẳn nhiều bà con khi muốn nuôi cua biển trong hộp cũng đã tìm hiểu về kỹ thuật nuôi loài thủy sản này, bao gồm từ khâu chuẩn bị hệ thống nuôi, kiểm soát chất lượng nước, con giống, cho ăn, quản lý/chăm sóc đến xử lý nước thải từ quá trình nuôi. Bài viết dưới đây Biogency sẽ chia sẻ đến bà con kinh nghiệm nuôi cua biển trong hộp thành công nhờ quản lý tốt chất lượng nước và cho ăn. Nuôi cua biển trong hộp – hướng đi mới cho bà con Mô hình nuôi cua biển trong hộp đang mở ra một hướng đi mới cho người nuôi cua để phát triển kinh tế bởi với mô hình nuôi này, người nuôi không bị phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên và có thể nuôi ở bất kỳ khu vực nào. Bên cạnh đó, nuôi cua biển trong hộp cũng giúp người nuôi: Hạn chế được các bệnh từ nguồn nước: Mô hình nuôi cua biển trong hộp sử dụng nguyên lý tuần hoàn nước để tạo oxy cho cua, không đòi hỏi lượng nước đầu vào lớn, chỉ cần hệ tuần hoàn khử được NO3 để đảm bảo chất lượng nước trước khi bơm cấp lại cho các hộp cua là được. Chất

Cách phòng bệnh tôm phát sáng hiệu quả

Hình ảnh
Khi quan sát ao nuôi tôm vào ban đêm, nhiều trường hợp bà con sẽ thấy ao nuôi tôm của mình phát sáng (nước phát sáng và cả tôm phát sáng), thường gặp nhất là những đêm mùa hè, khi ao có độ mặn và nhiệt độ tăng cao. Nguyên nhân của hiện tượng này là do đâu? Nó có nguy hiểm gì đến tôm hay không? Và làm thế nào để phòng ngừa bệnh tôm phát sáng trong quá trình nuôi? 2 nguyên nhân tôm phát sáng thường thấy Ao nuôi tôm phát sáng trong quá trình nuôi nguyên nhân thường là do tảo roi hoặc vi khuẩn. Tảo roi gây nên bệnh tôm phát sáng: Những loại tảo roi độc như Peridinium, Ceratium hay Gymnodinium khi xuất hiện trong ao nuôi, chúng sẽ cạnh tranh oxy hòa tan trong nước trực tiếp với tôm, tiết ra chất độc làm ức chế tôm phát triển đồng đều và gây nên tình trạng ao nuôi tôm phát sáng. Dấu hiệu ao nuôi tôm bị nhiễm tảo roi: Vào ban đêm bà con sẽ thấy nước trong ao bị chớp tắt liên tục trên tầng nước mặt. Khi vớt tôm kiểm tra sẽ thấy có nhiều rêu bám dính tại mang/vỏ tôm. Vi khuẩn gây nên bệnh

Làm sao để kích thích tôm lột vỏ đồng loạt?

Hình ảnh
Quá trình lột vỏ có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của tôm, giúp tôm thay lớp vỏ mới để loại bỏ các vết thương, tạp chất, vi khuẩn và ký sinh trùng bám dính trên vỏ. Việc kích thích tôm lột vỏ đồng loạt sẽ giúp đàn tốt phát triển tốt hơn, size tôm đều hơn. Dưới đây là những bước bà con cần thực hiện. 4 bước cần thực hiện để kích thích tôm lột vỏ đồng loạt Khi thấy tôm chuẩn bị bước vào giai đoạn lột vỏ, để kích thích tôm lột vỏ đồng loạt, bà con cần tập trung kiểm soát nhiều yếu tố cùng lúc, đó là: thức ăn, chất lượng nước, vi khuẩn và khoáng chất. Đây là những yếu tố tác động trực tiếp đến quá trình lột vỏ của tôm. Bước 1: Điều chỉnh lại việc cho ăn Giữa những lần lột vỏ tôm ăn nhiều nhưng khi chuẩn bị lột vỏ, tôm thường sử dụng ít thức ăn hơn bình thường. Do đó, khi quan sát hoặc lấy mẫu kiểm tra thấy tôm có dấu hiệu sắp lột vỏ, bà con cần giảm lượng thức ăn từ 10-30% để chúng lột vỏ thuận lợi và đồng đều hơn. Việc cho ăn nhiều trong giai đoạn này sẽ làm ô nhiễm nước,

Các bệnh trên cua biển thường gặp và cách phòng trị hiệu quả

Hình ảnh
Cua biển có thể mắc phải nhiều bệnh do nấm, vi khuẩn, vi-rút… trong suốt quá trình nuôi nếu bà con không biết cách phòng ngừa. Những loại bệnh trên cua biển nào thường gặp? Và làm thế nào để phòng ngừa chúng xuất hiện trong quá trình nuôi? Các bệnh thường gặp trên cua biển Bệnh trên cua biển do ký sinh trùng Loài gây bệnh: Loài ký sinh trùng gây bệnh chủ yếu trên cua biển là ký sinh trùng giáp xác chân tơ. Đặc điểm của bệnh: Xuất hiện trong giai đoạn nuôi cua biển từ tháng 11-12 năm trước và kéo dài đến tháng 3-4 năm sau. Chúng ký sinh trong xoang thân cua và xâm nhập vào các mô gan, cơ, tim của cua và gây bệnh. Triệu chứng khi cua nhiễm bệnh ký sinh trùng: Cua hoạt động chậm chạp. Màu sắc cơ thể nhợt nhạt. Mai cua đóng nhiều rong, chất bẩn. Khi tách mang ra thì thấy có ký sinh trùng bám dính. Khi nhiễm loài ký sinh trùng này, cua có thể sống được từ 2-3 ngày nhưng hầu hết các con cua đều bị ốp. Bệnh  trên cua biển do động vật nguyên sinh (một dạng khác của ký sinh trùng)

Các loại hóa chất keo tụ tạo bông trong xử lý nước thải

Hình ảnh
Trong các hệ thống xử lý nước thải hiện nay, quá trình keo tụ tạo bông được sử dụng như một bước xử lý hỗ trợ để quá trình xử lý nước thải sinh học diễn ra hiệu quả hơn. Hóa chất keo tụ tạo bông nào thường được sử dụng? Và quá trình keo tụ tạo bông có thể kết hợp với công nghệ sinh học để xử lý nước thải chuẩn đầu ra như thế nào? Quá trình keo tụ tạo bông là gì? Quá trình keo tụ tạo bông thực chất là sự kết hợp của 2 quá trình: Keo tụ và tạo bông. Trong đó: Quá trình keo tụ: là quá trình phá vỡ các liên kết thế zeta (chính là sự chênh lệch điện thế giữa bề mặt hạt keo và lớp vỏ bọc bên ngoài)có thể là chất rắn hữu cơ, silica, kim loại nặng hoặc xác của vi sinh vật… để tạo ra điện tích trung hòa giữa các hạt keo và phân tử chất keo tụ. Sau khi được trung hòa điện tích, các hạt keo sẽ liên kết nhân với nhau để tạo thành các bông cặn có kích thước và khối lượng lớn hơn (nhưng không thể nhìn thấy bằng mắt thường). Quá trình tạo bông: là quá trình liên kết các bông cặn s

Một số loài ký sinh trùng trên tôm bà con cần biết

Hình ảnh
Trong quá trình nuôi tôm thẻ chân trắng, dịch bệnh luôn là yếu tố khiến bà con lo lắng. Có khá nhiều loại bệnh do ký sinh trùng gây ra, nguyên nhân đến từ việc nguồn nước nuôi tôm ngày càng bị ô nhiễm. Dưới đây là một số loài ký sinh trùng trên tôm mà bà con thường gặp trong quá trình nuôi cũng như bệnh mà chúng gây ra cho tôm. Ký sinh trùng là gì? Phân loại ký sinh trùng trên tôm Ký sinh trùng là loài vật sống ký sinh trên một sinh vật khác – ký chủ (có thể là con người, thực vật hoặc động vật) và dựa hoàn toàn vào ký chủ để tồn tại, phát triển và sinh sôi. Thông thường, ký sinh trùng rất ít khi giết hại ký chủ vì chúng sống dựa trên nguyên tắc cộng sinh không tương hỗ, dựa vào việc lấy chất dinh dưỡng của ký chủ để phát triển. Tuy nhiên khi ký sinh trên ký chủ, ký sinh trùng có thể là nguồn lây lan dịch bệnh và khi phát triển quá mức, chúng có thể gây chết cho cả ký chủ. Đối với tôm thẻ chân trắng, có 2 loại ký sinh trùng phổ biến là: Ký sinh trùng ngoại bào (ngoại ký sinh trùng

Tầm quan trọng của pH và cách nâng/hạ pH trong nước thải

Hình ảnh
pH (viết tắt của pondus Hydrogenii) là chỉ số đo hoạt động của các ion hydro (H+) trong nước. Trong xử lý nước thải, pH có tầm quan trọng đặc biệt và ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả xử lý các chất ô nhiễm. Tầm quan trọng đó là gì? Và làm cách nào để nâng/hạ pH trong nước thải một cách hiệu quả? Tầm quan trọng của pH trong nước thải Trong quá trình xử lý nước thải, pH có ý nghĩa quan trọng – ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả của nhiều giai đoạn xử lý trong hệ thống xử lý nước thải. Ví dụ như: pH ảnh hưởng đến quá trình keo tụ – tạo bông (giai đoạn xử lý hóa học) để loại bỏ các chất rắn lơ lửng không tan. Quá trình keo tụ – tạo bông thường yêu cầu độ pH ở mức trung hòa, nếu pH quá thấp sẽ làm các hóa chất keo tụ dễ bị biến tính, mất hiệu suất, dẫn đến chất rắn lơ lửng nhỏ không thể kết dính với nhau thành mảng lớn và lắng xuống đáy mà thay vào đó là hệ thống sẽ xuất hiện những lớp bùn, cặn trôi nổi trên bề mặt, gây ảnh hưởng đến hiệu suất xử lý của cụm sinh học phía sau. pH ảnh hưởn

Trước khi nuôi cấy vi sinh cần chuẩn bị gì?

Hình ảnh
Việc nuôi cấy vi sinh trong các hệ thống xử lý nước thải nhằm mục đích gia tăng mật độ các chủng vi sinh vật có hoạt tính mạnh để có thể xử lý được tải lượng chất hữu cơ lớn, giúp quá trình vận hành hệ thống xử lý nước thải đạt hiệu quả và nước thải đầu ra đạt chuẩn theo yêu cầu. Vai trò của vi sinh vật trong hệ thống xử lý nước thải Trong các hệ thống xử lý nước thải sinh học, vi sinh vật là yếu tố không thể thiếu. Đây là những sinh vật rất nhỏ, gồm nhiều loại khác nhau như vi khuẩn, nấm, tảo, động vật nguyên sinh… Vai trò của vi sinh vật trong hệ thống xử lý nước thải là phân hủy các chất hữu cơ – là nguồn gốc gây nên sự ô nhiễm của nước thải. Vi sinh vật là yếu tố không thể thiếu trong các hệ thống xử lý nước thải sinh học Cụ thể: Khi nước thải phát sinh từ các hoạt động như sinh hoạt, sản xuất hay chế biến… chứa nhiều hợp chất hữu cơ khác nhau ở nồng độ cao (vượt mức cho phép xả thải của Nhà nước), nếu xả thải trực tiếp ra môi trường thì các hợp chất hữu cơ này sẽ gây làm mấ

Hiệu quả của vi sinh xử lý nước ao tôm Microbe-Lift

Hình ảnh
Sử dụng vi sinh xử lý nước ao tôm là cách hiệu quả nhất để bà con tạo ra môi trường nước chất lượng tốt cho tôm phát triển. Vi sinh xử lý nước ao tôm là các sản phẩm thân thiện với môi trường và với cả người nuôi, giúp bà con nuôi tôm bền vững hơn vì tôm thu hoạch được thị trường ưa chuộng cao. Bài viết dưới đây hãy cùng Biogency tìm hiểu về hiệu quả của vi sinh xử lý nước ao tôm Microbe-Lift – Dòng men vi sinh dạng lỏng được sản xuất bởi Ecological Laboratories (Mỹ). 3 dòng vi sinh xử lý nước ao tôm Microbe-Lift được bà con tin dùng Men vi sinh Microbe-Lift Aqua C: Chuyên làm sạch nước Nước ao nuôi tôm cũng chính là môi trường mà tôm sinh sống. Nước bẩn thì tôm sẽ dễ nhiễm bệnh. Khi sử dụng men vi sinh làm sạch nước ao nuôi tôm Microbe-Lift Aqua C sẽ giúp: Tảo phát triển ổn định hơn với mật độ vừa phải, kiểm soát được sự xuất hiện của các loài tảo độc tốt hơn và giảm thiểu xảy ra tình trạng sụp tảo trong ao. Bên cạnh đó, màu nước cũng ổn định hơn và gây được màu  trà tự nhiên có