Knh nghiệm nuôi cua biển trong hộp thành công

Chắc hẳn nhiều bà con khi muốn nuôi cua biển trong hộp cũng đã tìm hiểu về kỹ thuật nuôi loài thủy sản này, bao gồm từ khâu chuẩn bị hệ thống nuôi, kiểm soát chất lượng nước, con giống, cho ăn, quản lý/chăm sóc đến xử lý nước thải từ quá trình nuôi. Bài viết dưới đây Biogency sẽ chia sẻ đến bà con kinh nghiệm nuôi cua biển trong hộp thành công nhờ quản lý tốt chất lượng nước và cho ăn.

Nuôi cua biển trong hộp – hướng đi mới cho bà con

Mô hình nuôi cua biển trong hộp đang mở ra một hướng đi mới cho người nuôi cua để phát triển kinh tế bởi với mô hình nuôi này, người nuôi không bị phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên và có thể nuôi ở bất kỳ khu vực nào. Bên cạnh đó, nuôi cua biển trong hộp cũng giúp người nuôi:

  • Hạn chế được các bệnh từ nguồn nước: Mô hình nuôi cua biển trong hộp sử dụng nguyên lý tuần hoàn nước để tạo oxy cho cua, không đòi hỏi lượng nước đầu vào lớn, chỉ cần hệ tuần hoàn khử được NO3 để đảm bảo chất lượng nước trước khi bơm cấp lại cho các hộp cua là được.
  • Chất lượng cua thương phẩm được nâng cao: Chất lượng thịt cua biển khi nuôi trong hộp được gia tăng hơn vì cua được cho ăn đầy đủ, điều kiện môi trường được quản lý chặt chẽ hơn và mô hình nuôi này không sử dụng kháng sinh.
  • Dễ dàng kiểm soát chất lượng cua khi thu hoạch: Khi nuôi cua biển trong hộp, cua được nuôi và thu hoạch liên tục, người nuôi có thể kiểm soát chất lượng của từng con cua vì chúng được nuôi trong từng hộp riêng biệt.
01 kinh nghiem nuoi cua bien trong hop
Nuôi cua biển trong hộp là một hướng đi mới để phát triển kinh tế

Kinh nghiệm nuôi cua biển trong hộp thành công

Đối với những người nuôi cua biển trong hộp thành công cho biết, việc chuẩn bị hệ thống nuôi và con giống ra rất quan trọng và cần được thực hiện đúng ngay từ đầu, nhưng để quyết định đến việc chất lượng cua khi thu hoạch có thành công hay không thì quá trình quản lý-chăm sóc-cho ăn cũng đóng vai trò quan trọng không kém. Kinh nghiệm nuôi cua biển trong hộp thành công là trong suốt quá trình nuôi cần quản lý tốt chất lượng môi trường nước cho ăn hợp lý theo đồng hồ sinh học của cua.

Quản lý tốt chất lượng môi trường nước

Hàm lượng Amoniac rất dễ phát sinh khi nuôi cua biển trong hộp. Do đó, hằng ngày người nuôi cần đo hàm lượng Amoniac trong hộp cua. Thời gian kiểm tra tốt nhất là vào buổi sáng, trước khi cho cua ăn vì nếu trong nước đã có Amoniac vượt mức an toàn, việc cho cua ăn sẽ dẫn đến nồng độ Amoniac tăng vượt quá mức cho phép, gây nguy hại đến cua.

Ngoài amoniac, những thông số môi trường khác cũng cần được quản lý tốt khi nuôi bằng hệ thống tuần hoàn vì nó cũng góp phần ảnh hưởng đến sự phát triển của cua biển. Những thông số cần kiểm tra điển hình như Canxi, Magie, Photpho… Thời gian đo các thông số này tốt nhất là vào buổi chiều, sau khi dọn sạch thức ăn thừa buổi sáng của cua và trước giờ ăn tối.

Cho ăn hợp lý theo đồng hồ sinh học của cua

Thông thường có thể cho cua ăn 2 cữ/ngày, một cữ vào buổi sáng và cữ còn lại vào buổi tối. Vì cua là loài sống về đêm nên chúng tiêu thụ thức ăn vào ban đêm cũng nhiều hơn, do đó nên buổi sáng chỉ cần cho cua ăn một lượng ít thức ăn là đủ.

Đối với lần cho ăn sáng, nếu amoniac nằm trong giá trị an toàn theo quy trình vận hành tiêu chuẩn, sẽ bắt đầu cho cua ăn. Thời gian cho cua ăn tốt nhất là vào sáng sớm, khoảng 6 giờ. 

Tỷ lệ thức ăn của từng con cua sẽ khác nhau, phụ thuộc vào kích cỡ của chúng và loại thức ăn. Cần tính toán kỹ lưỡng để đảm bảo không bị dư hoặc thiếu thức ăn. Và trong quá trình cho ăn, người cho ăn cũng cần quan sát thật kỹ từng con cua để loại bỏ những con cua bị chết hoặc lấy đi những con đủ chất lượng để bán.

02 kinh nghiem nuoi cua bien trong hop
Cua biển được nuôi và thu hoạch liên tục khi áp dụng mô hình nuôi trong hộp

Sau lần cho ăn buổi sáng, khoảng giữa buổi chiều (14:00 – 15:00 giờ) người nuôi cần dọn sạch các thức ăn thừa trong hộp cua trước khi cho cua ăn cữ tối vào khoảng 18:00 giờ. Người nuôi nên sử dụng hộp cua có van để xả bỏ chất rắn sẽ giúp tiết kiệm rất nhiều thời gian và nhân công khi thực hiện làm sạch từng từng hộp cua riêng lẻ.

Đối với cữ cho ăn tối, đây là lần ăn chính của cua trong ngày nên lượng thức ăn sẽ nhiều hơn cữ sáng. Và thức ăn cũng sẽ được để qua đêm, việc xử lý thức ăn thừa sẽ được thực hiện vào sáng hôm sau. Thời gian cho cua ăn buổi đêm nên có sự tương đồng giữa các ngày để cua hình thành thói quen và đảm bảo phát triển tốt.

Ngoài các thời gian cho ăn và kiểm tra chất lượng nước, người nuôi cũng mất không ít thời gian để chuẩn bị thức ăn cho cua. Thức ăn của cua biển phổ biến là những loại thức ăn tươi như tôm, ốc, ngao, hến. Chúng cần được cắt nhỏ tùy theo kích cỡ của cua và cũng cần được sơ chế kỹ lưỡng.

Trên đây là 2 kinh nghiệm nuôi cua biển trong hộp được những người nuôi thành công đúc kết lại, hy vọng sẽ giúp ích cho bà con khi áp dụng vào trang trại nuôi của mình. Có bất kỳ khó khăn nào cần hỗ trợ, hãy liên hệ ngay đến Biogency qua Hotline 0909 538 514 nhé! Chúc bà con có những vụ nuôi thành công.



source https://microbelift.vn/kinh-nghiem-nuoi-cua-bien-trong-hop/

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Cơ sở hình thành và cách tính tỷ số F/M

Quy trình xử lý nước cấp đạt chuẩn hiện nay

Bể lắng sinh học là gì? Vai trò, cách tăng hiệu suất xử lý của bể