Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 5, 2023

Astaxanthin là gì? Vì sao cần bổ sung Astaxanthin cho tôm

Hình ảnh
Bổ sung Astaxanthin trong nuôi tôm giúp tôm có được sắc tố đạt chuẩn, tăng giá trị thương mại cho mùa vụ. Vậy cụ thể Astaxanthin là gì? Bà con có thể bổ sung Astaxanthin cho tôm bằng cách nào? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây! Astaxanthin là gì? Astaxanthin là một loại Carotenoid có màu đỏ thẫm với công thức hóa học là C 40 H 52 O 4 . Astaxanthin có thể tan trong chất béo, thường được tìm thấy trong một số loại tảo, nấm men hay xuất hiện nhiều trong những loài sinh vật biển như tôm, cá hồi,… Astaxanthin được sử dụng để tạo nên màu đỏ hay màu vàng cam cho da, cơ và trứng. Khả năng kháng oxy hóa của Astaxanthin còn mạnh hơn cả các loại Carotenoid hay những loại Vitamin E khác. Đây là một chất có dạng cấu trúc phân tử vô cùng độc đáo và giúp tăng cường tối đa khả năng chống oxy hóa, đồng thời hỗ trợ lọc sạch đi các gốc tự do ra khỏi cơ thể. Dựa trên một số kết quả nghiên cứu, có thể thấy rằng Astaxanthin là một chất có khả năng chống lão hơn mạnh hơn 6000 lần so với Vitamin C

Xây dựng bức tranh toàn cảnh về chất thải nhựa ở Việt Nam

Hình ảnh
Vào ngày 9/3 vừa qua, Cục Kiểm soát ô nhiễm môi trường (Bộ Tài nguyên & Môi trường) đã phối hợp cùng với Tổ chức hợp tác quốc tế về Bảo tồn thiên nhiên (WWF) để tổ chức buổi hội thảo chuyên gia tham vấn về Báo cáo hiện trạng chất thải nhựa năm 2022 tại Việt Nam. Những hành động cần thực hiện khi đối mặt với sự gia tăng chất thải nhựa Tại hội thảo, ông Hồ Kiên Trung – Phó Cục trưởng Cục Kiểm soát ô nhiễm môi trường đã phát biểu rằng, lượng chất thải nhựa tại Việt Nam hiện đang tăng dần lên qua từng năm. Bên cạnh đó, Việt Nam hiện cũng đang thuộc trong nhóm những quốc gia nhập khẩu lượng phế liệu lớn trên thế giới, điển hình trong đó là phế liệu nhựa. Với sự gia tăng của chất thải nhựa, con người đang phải đối mặt với những vấn đề về ô nhiễm môi trường và sức khỏe. Trước tình hình đó, Đảng và Nhà nước, Chính phủ đã đề ra những hành động quyết liệt nhằm giảm thiểu tình trạng ô nhiễm chất thải nhựa. Trong thời gian gần đây, Thủ tướng Chính phủ đã cho ban hành các chỉ thị và luật, cụ

Xử lý nước thải nước giải khát như thế nào cho hiệu quả?

Hình ảnh
Bên cạnh việc đáp ứng các nhu cầu về phát triển kinh tế, các nhà máy sản xuất đồ uống, cụ thể là nước giải khát cũng cần hiểu rõ về những tác động tiêu cực của loại nước thải này đối với môi trường, và đầu tư vào hệ thống xử lý nước thải phù hợp để việc xử lý nước thải nước giải khát đạt hiệu quả và tối ưu chi phí nhất cho doanh nghiệp. Hãy cùng Biogency đi tìm câu trả lời cho vấn đề này qua bài viết dưới đây. Vì sao cần xử lý nước thải nhà máy sản xuất nước giải khát? Ngành sản xuất đồ uống mà cụ thể là nước giải khát nhìn chung đang trên đà phát triển mạnh do nhu cầu của người tiêu dùng ngày một tăng cao. Tỷ lệ thuận với số lượng thành phẩm được sản xuất ra ngày một nhiều, lượng nước thải cũng gia tăng liên tục, điều này đã gây tác động không nhỏ đến môi trường khi tiếp nhận lượng lớn nước thải chưa qua xử lý. Nhu cầu sản xuất nước giải khát gia tăng làm tăng lượng nước thải phát sinh. Một số tác động tiêu cực mà nước thải nhà máy sản xuất nước giải khát chưa qua xử lý gây ra c

Tôm ôm trứng diễn ra như thế nào? Ý nghĩa của tập tính tôm ôm trứng

Hình ảnh
Tôm ôm trứng là một hiện tượng xảy ra trong quá trình tôm mẹ sinh sản. Tập tính này được xem là tập tính đặc trưng của tôm cái, đóng vai trò quan trọng cho quá trình sinh sản và nhân giống khi nuôi tôm. Vậy tập tính tôm ôm trứng diễn ra như thế nào? Ý nghĩa của tập tính này là gì? Hãy cùng tìm lời giải đáp trong bài viết dưới đây. Tập tính tôm ôm trứng diễn ra như thế nào? Quá trình sinh sản của tôm Khí hậu tại Việt Nam là một điều kiện thuận lợi để tôm sinh sản và phát triển. Trong tự nhiên, tôm sinh sản suốt mùa tại miền Bắc. Và đặc biệt, tại miền Nam, tôm có thể sinh sản quanh năm. Tôm là một loại động vật thuộc nhóm giáp xác. Tôm cái có vòng đời phát triển kéo dài qua 5 giai đoạn, gồm: trứng, ấu trùng, tôm bột, tôm giống và tôm trưởng thành. Mỗi lần sinh sản của tôm cái có đến khoảng từ 1.600 đến 2.000 trứng với khoảng cách giữa hai kỳ sinh sản là từ 15 đến 20 ngày. Sau khi sinh sản xong, tôm cái dùng phần chân nằm dưới bụng của mình để ôm trứng (được gọi là tập tính tôm ôm trứ

Quy trình xử lý nước thải sản xuất dược phẩm

Hình ảnh
Việc xử lý nước thải sản xuất dược phẩm luôn là một vấn đề được giám sát chặt chẽ. Bởi lẽ, loại nước thải này vốn không dễ để xử lý và có thể tác động trực tiếp đến sức khỏe của con người và môi trường sống. Vậy cụ thể nước thải sản xuất dược phẩm có đặc tính gì? Vì sao cần phẩm phải xử lý nước thải sản xuất dược phẩm? Và quy trình của việc xử lý nước thải sản xuất dược phẩm diễn ra thế nào? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây. Nước thải sản xuất dược phẩm có nguồn gốc từ đâu? Trong quá trình các đơn vị nhà máy, xí nghiệp sản xuất dược phẩm sẽ làm phát sinh ra một lượng lớn nước thải. Mặc dù, lượng nước thải này không chiếm lưu lượng lớn khi so với các ngành sản xuất khác, thế nhưng, việc xử lý nước thải sản xuất dược phẩm trước khi thải ra nguồn tiếp nhận luôn là vấn đề mà các đơn vị sản xuất dược phẩm quan tâm. Thông thường, nước thải sản xuất dược phẩm phát sinh trực tiếp từ nhà máy sản xuất và được phân loại thành các loại như sau: Nước thải sinh hoạt: Là lượng nước thải

4 lý do khiến tôm bỏ ăn, ăn yếu & Cách khắc phục

Hình ảnh
Tôm khỏe mạnh thường có sức ăn tốt. Ngược lại, khi tôm bỏ ăn hay ăn yếu là dấu hiệu cho thấy tôm đang gặp các vấn đề về sức khỏe. Nguyên nhân cụ thể của vấn đề này là gì? Và làm thế nào để khắc phục tình trạng tôm bỏ ăn để nuôi tôm về size lớn và nâng cao chất lượng tôm thương phẩm? Mời bà con cùng Biogency tìm hiểu qua bài viết dưới đây. 4 lý do khiến tôm bỏ ăn, ăn yếu 1. Tôm bỏ ăn do các yếu tố môi trường tác động: Tôm được biết đến là loài động vật có tính nhạy cảm với môi trường cao, do đó bất kỳ yếu tố môi trường nào thay đổi gây bất lợi cho tôm đều làm quá trình hấp thu và tiêu hóa của tôm bị gián đoạn, gây nên tình trạng bỏ ăn. Một số yếu tố môi trường có thể là nguyên nhân khiến tôm bỏ ăn là: Nhiệt độ thay đổi đột ngột, nồng độ oxy hòa tan xuống mức thấp, ao xuất hiện khí độc … Đối với yếu tố nhiệt độ, tôm là loài động vật biến nhiệt, do đó bất kỳ sự thay đổi về nhiệt độ nào cũng rất dễ ảnh hưởng đến sức ăn và tốc độ tăng trưởng của tôm. Tôm thẻ chân trắng ăn và tiêu hóa

Bệnh trắng đuôi, cơ trắng trên tôm thẻ chân trắng và cách phòng ngừa

Hình ảnh
Bệnh trắng đuôi, cơ trắng trên tôm thẻ chân trắng còn được biết đến với tên gọi bệnh đục cơ ở tôm thẻ chân trắng. Tuy căn bệnh này không gây chết hàng loạt nhưng cũng có ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu suất của vụ nuôi. Vì thế bà con cần có giải pháp nhận biết để giải quyết nhanh chóng vấn đề này. Tác nhân và cách thức gây bệnh trắng đuôi, cơ trắng trên tôm thẻ chân trắng Bệnh hư hại cơ này xảy ra chủ yếu trên tôm thẻ và tôm càng xanh, ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất của nhiều hộ nuôi tôm xuất khẩu. Tác nhân chính gây ra bệnh này chính là các virus thuộc họ Nodaviridae. Vật chủ của họ virus này bao gồm động vật có xương sống và động vật không xương sống. Trong họ này có đến 9 loại virus và được chia thành 2 chi chính là Alphanodavirus (tìm thấy trong côn trùng) và Betanodavirus (được tìm thấy trong cá). Chi Alphanodavirus gồm các loại: Alphanodavirus Black beetle virus Boolarra virus Flock House virus Nodamura virus Pariacoto virus Chi Betanodavirus gồm các loại:

Vì sao nên chọn Microbe-Lift BPCC để ủ phân bò?

Hình ảnh
Phân bò tươi được nhiều trang trại đánh giá nguồn dinh dưỡng tốt nhất dành cho cây trồng, mang lại năng suất cao. Song, để đạt được hiệu quả tối ưu thì cần biết cách ủ phân bò bằng men vi sinh để có thể tiêu diệt hoàn toàn các loại nấm gây hại. Lợi ích khi sử dụng phân bò tươi cho cây trồng Phân bò mang hàm lượng hữu cơ cao có tác dụng làm tăng độ mùn trong đất, giúp đất trở nên tơi xốp hơn. Bên cạnh đó, chất hữu cơ trong phân bò khi được ủ hoai mục còn giữ khoáng chất và giữ độ pH của đất ít thay đổi, giúp cây tránh hạn tốt, hạn chế khả năng thất thoát phân bón do bay hơi. Sử dụng phân bò hoai mục để cải thiện đất trồng Phân bò tươi cải thiện đất nghèo, bổ sung nguồn dinh dưỡng cho đất trồng Đất trồng sau khi canh tác có nguy cơ mất các chất dinh dưỡng, khiến cây bị khô héo và không còn mang đến năng suất cao cho cây trồng. Do đó, để cải thiện đất, bà còn cần bổ sung khoáng chất và các chất dinh dưỡng đất còn thiếu để cây phát triển tốt hơn, tránh tình trạng cây chậm phát triển

Bệnh Abdominal Segment Deformity Disease(ASDD) trên tôm thẻ chân trắng

Hình ảnh
Hiện nay ở một số quốc gia đã xuất hiện bệnh Abdominal Segment Deformity Disease hay còn gọi là bệnh ASDD trên tôm thẻ chân trắng. Trong bài viết này, mời bà con cùng Biogency tìm hiểu nguyên nhân, giải pháp điều trị cũng như cách phòng ngừa loại bệnh mới này. Nghề nuôi tôm thẻ chân trắng đang ngày càng phát triển Bệnh ASDD là gì? Ngoài các bệnh nguy hiểm như hội chứng tôm chết sớm, đốm trắng và đen mang thì Abdominal Segment Deformity Disease, tiếng Việt gọi là biến dạng bụng, là một căn bệnh có khả năng cao gây nguy hiểm cho tôm thẻ chân trắng.  Bệnh ASDD là một loại bệnh mới được phát hiện trên tôm thẻ chân trắng Bệnh Abdominal Segment Deformity Disease được viết tắt là ASDD. Bệnh này thường ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất của tôm. Căn bệnh Abdominal Segment Deformity Disease được phát hiện và báo cáo đầu tiên trên tôm thẻ chân trắng (P. vannamei) từ Malaysia và Thái Lan (Sakaew và cộng sự, 2008). Cho đến nay vẫn đang trong quá trình theo dõi ở các nước khác. Nguyên nhâ

Chu trình Nitơ là gì? Chu trình Nitơ (Nitrogen cycle) trong nước, trong đất diễn ra như thế nào?

Hình ảnh
Chu trình Nitơ là quá trình Nitơ bị biến đổi qua lại giữa các dạng hợp chất hóa học của nó, được tiến hành ở hai quá trình sinh học và phi sinh học. Trong bài viết kỳ này, Biogency sẽ giúp Quý bạn đọc hiểu rõ hơn về chu trình Nitơ, các giai đoạn của chu trình và ứng dụng của chu trình này trong xử lý nước thải. Tìm hiểu chu trình Nitơ và các chức năng sinh thái của Nitơ? Chu trình Nitơ là gì? Chu trình Nitơ là chuỗi quá trình mà Nitơ (N2) sẽ bị chuyển hóa qua lại giữa Nitơ vô cơ (N2) với Nitơ hữu cơ  (NH3+, NH4+). Ngoài ra, chu trình này còn là sự chuyển hóa của Nitơ với môi trường. Chức năng sinh thái Nitơ là chất quan trọng, thiết yếu cho nhiều quá trình và là chất chủ yếu của các dạng thể sống và tế bào, chiếm tới 78% thành phần chính của khí quyển. Nó là thành phần chính có trong tất cả Amino axit, cũng như liên kết với protein và chất cấu thành nên các loại Axit Nucleic, như ADN và RNA. Đối môi trường trên cạn: Trong thực vật, hầu hết Nitơ được tồn tại ở dạng trong các ph