Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 7, 2023

Nguồn gốc phát sinh và cách kiểm soát NO2 trong ao tôm

Hình ảnh
NO2 trong ao nuôi tôm là ion NO2- của axit HNO2, còn được gọi là khí độc – nguyên nhân hàng đầu làm chết tôm. Khí độc NO2 trong ao nuôi tôm không dễ kiểm soát, đặc biệt là khi chúng xuất hiện với nồng độ cao. Cũng vì vậy mà vấn đề “Làm thế nào để kiểm soát NO2 trong ao tôm?” vẫn đang được nhiều bà con nuôi tôm hiện nay tìm câu trả lời. Nguồn gốc phát sinh NO2 trong ao tôm Khí độc NO2 trong ao nuôi tôm phần lớn là do lượng thức ăn dư thừa từ việc cho tôm ăn quá nhiều (theo thống kê chỉ có khoảng 30% thức ăn cho tôm ăn được tiêu hóa triệt để, phần còn lại sẽ hòa tan vào nước), chúng tích tụ và phân hủy hữu cơ, quá trình phân hủy này làm sản sinh khí độc NO2 (chính là các gốc muối NO2- như KNO2, NaNO2…). Không chỉ thức ăn dư thừa mà phân tôm và vỏ tôm lột khi phân hủy hữu cơ cũng làm sản sinh khí độc NO2.  Độ pH biến động mạnh cũng là nguyên nhân quan trọng làm phát sinh và gia tăng khí độc trong ao nuôi tôm. Đặc biệt là khi pH ≥ 8,5 sẽ làm NH3 trong ao tăng lên nhanh chóng, và quá tr

Phương pháp xử lý mùi hôi ủ phân từ rác thải sinh hoạt bằng men vi sinh Microbe-Lift OC

Hình ảnh
Để xử lý mùi hôi ủ phân từ rác thải sinh hoạt, có nhiều phương pháp được áp dụng, tuy nhiên hiện nay người ta vẫn ưu tiên sử dụng men vi sinh Microbe-Lift OC vì chúng an toàn và không chỉ giúp giảm mùi hôi mà còn hỗ trợ tăng tốc quá trình ủ phân và tăng chất lượng phân ủ.  Mùi hôi trong quá trình ủ phân từ rác thải sinh hoạt ảnh hưởng như thế nào? Ủ phân từ rác thải sinh hoạt là một dạng của ủ phân hữu cơ, sử dụng các thực phẩm thừa trong quá trình sinh hoạt để tiến hành ủ. Khi ủ, các thực phẩm thừa hữu cơ sẽ được vi sinh vật làm hoai mục và phân hủy. Quá trình này nếu không được kiểm soát chặt chẽ về nhiệt độ, độ ẩm cũng như tốc độ phân hủy sẽ làm phát sinh mùi hôi khó chịu, ảnh hưởng đến môi trường và con người: Đối với môi trường: Mùi hôi trong quá trình ủ phân từ rác thải sinh hoạt làm ô nhiễm không khí, là nguyên nhân thu hút nhiều ruồi, muỗi và các loại ấu trùng gây hại khác; ảnh hưởng đến cảnh quan và thẩm mỹ khu vực. Đối với con người: Mùi hôi khiến người hít phải khó ch

Nguyên nhân tôm thiếu oxy, cách nhận biết và khắc phục

Hình ảnh
Oxy là yếu tố quan trọng để tôm sống và phát triển. Trong quá trình nuôi không ít bà con gặp phải trường hợp tôm thiếu oxy dù cho quạt và sục khí đã hoạt động tối đa công suất. Nguyên nhân của vấn đề tôm thiếu oxy này là do đâu? Và làm cách nào để khắc phục? Nguyên nhân tôm thiếu oxy Tôm cần rất nhiều oxy để duy trì hoạt động sống và phát triển. Do đó, yêu cầu về oxy tối thiểu trong ao nuôi tôm cần đạt là ≥ 4mg/l. Khi lượng oxy trong ao nuôi < 4mg/l nghĩa là tôm đang bị thiếu oxy. Nguyên nhân của vấn đề này là do: Mật độ thả tôm quá dày: Đây là nguyên nhân đầu tiên dẫn đến tôm bị thiếu oxy. Vì khi thả với mật độ quá dày, tôm không đủ không gian để phát triển cũng như hô hấp, đồng thời việc cạnh tranh oxy giữa chúng cũng gia tăng làm oxy trong khu vực bị giảm đi nhanh chóng khiến tôm thiếu oxy. Ao có tảo phát triển quá mức: Quá trình quang hợp của tảo cũng tương tự như các thực vật khác là lấy oxy và thải ra CO2, đặc biệt là các loại tảo có tính độc như tảo giáp, tảo lam, tảo

Làm sao để Bùn vi sinh kỵ khí hoạt động tốt trong hệ thống xử lý nước thải?

Hình ảnh
Công dụng của bùn vi sinh kỵ khí trong hệ thống xử lý nước thải là phân hủy các chất hữu cơ, Nitơ, Photpho… đặc biệt với khả năng giảm được COD ở nồng độ cao (ví dụ từ 3000 mg/l xuống còn 300 mg/l), giúp giảm tải lượng cho hệ thống xử lý nước thải phía sau. Do đó, “Làm thế nào để bùn vi sinh kỵ khí hoạt động tốt trong hệ thống xử lý nước thải?” là vấn đề mà nhiều kỹ sư vận hành đang quan tâm.  Lựa chọn bùn vi sinh kỵ khí có chất lượng tốt Bùn vi sinh kỵ khí là loại bùn có chứa các chủng vi sinh vật kỵ khí, khi được bổ sung vào bể kỵ khí (điển hình là bể UASB) chúng sẽ quyết định đến hiệu suất xử lý của bể. Do đó, để bùn vi sinh kỵ khí hoạt động tốt trong hệ thống xử lý nước thải, việc đầu tiên cần làm là lựa chọn bùn kỵ khí có chất lượng tốt . Nếu bùn được bổ sung vào bể sinh học kỵ khí có chất lượng không tốt, thì rất khó để nuôi cấy vi sinh cũng như gia tăng hiệu suất xử lý dù có thực hiện tốt các biện pháp bên dưới. Để lựa chọn đúng loại bùn vi sinh kỵ khí có chất lượng tốt, b

Nguyên nhân tôm chết lai rai và cách xử lý

Hình ảnh
Tôm chết lai rai là hiện tượng thường gặp trong quá trình thả nuôi, gây ảnh hưởng không nhỏ đến năng suất và chất lượng tôm thu hoạch. Nguyên nhân xảy ra hiện tượng này là do đâu? Và làm thế nào để xử lý? Nguyên nhân tôm chết lai rai Tôm chết lai rai xảy ra thường là do: Chất lượng con giống không đồng đều Người ta thường nói, chất lượng tôm giống quyết định đến 50% sự thành bại của vụ nuôi. Con giống tốt cộng với quá trình nuôi khoa học sẽ giúp tôm phát triển đồng đều, ít nhiễm bệnh, chết lai rai và có tỷ lệ về size lớn cao. Ngược lại, chất lượng con giống không đồng đều sẽ khiến tôm dễ chết trong quá trình lột xác. Cụ thể là trong một vụ nuôi, tôm lột xác rất nhiều lần để thay lớp vỏ của chúng. Trong quá trình lột, những con tôm yếu không chịu được áp lực cao của môi trường sẽ dễ bị nhiễm bệnh, vỏ tôm bị mềm hoặc bị con tôm khác ăn thịt, gây nên hiện tượng tôm chết lai rai. Thời tiết diễn biến thất thường Yếu tố thời tiết luôn là nỗi lo của bà con nuôi tôm, đặc biệt là khi mưa

Những sai lầm thường gặp khi nuôi tôm

Hình ảnh
Việc nuôi tôm không tuân theo kỹ thuật nuôi là nguyên nhân hàng đầu khiến cho kết quả nuôi không đạt, có nghĩa là vừa tốn chi phí đầu tư nhưng lại không thu về được lợi nhuận xứng đáng. Dưới đây là những sai lầm thường gặp khi nuôi tôm khiến cho vụ nuôi của bà con thất bại. Chọn con giống rẻ để tiết kiệm chi phí Sau khi xây dựng ao nuôi tôm, con giống là yếu tố cần quan tâm tiếp theo để bước vào quá trình nuôi. Vì sao người ta hay nói “Chất lượng của tôm giống là yếu tố quan trọng bậc nhất quyết định đến thành/bại của vụ nuôi”? Đó là bởi nếu con giống khỏe, chất lượng đồng đều và sạch bệnh sẽ giúp quá trình nuôi ít rủi ro do mầm bệnh ủ trong tôm giống phát triển và lây lan trên toàn ao nuôi làm tôm còi cọc, chậm lớn và thậm chí là rớt đáy hàng loạt. Tuy nhiên, nhiều bà con nuôi tôm hiện nay vẫn chưa ý thức được tầm quan trọng của tôm giống. Một phần vì thiếu vốn do đã dồn vào xây dựng cơ sở vật chất cho ao nuôi, một phần vì ngại liên hệ đến những trại giống uy tín, phải chờ đợi giốn

Làm thế nào để giải độc gan cho tôm?

Hình ảnh
Gan tôm là cơ quan đóng vai trò là cơ quan tiêu hóa và hấp thu dưỡng chất chính của tôm. Bên cạnh đó, gan tôm cũng tham gia vào quá trình tạo máu, hỗ trợ tôm nâng cao khả năng miễn dịch. Khi gan tôm bị nhiễm độc, các chức năng của gan cũng theo đó mà suy yếu, đó là điều mà nhiều bà con nuôi tôm đang trăn trở hiện nay. Nguyên nhân gan tôm bị nhiễm độc là gì? Và làm thế nào để giải độc gan cho tôm để tôm phát triển khỏe, đề kháng cao? Nguyên nhân khiến gan tôm bị nhiễm độc Tình trạng tôm bị nhiễm độc gan xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó có thể kể đến là: Chất lượng môi trường nước xấu Chất lượng môi trường nước ao nuôi xấu rất dễ khiến tôm bị stress – là nguyên nhân hàng đầu làm rối loạn chức năng gan và khiến gan tôm bị nhiễm độc. Cụ thể là: Mưa nắng thất thường tác động đến các yếu tố của môi trường nước (như pH, độ kiềm, độ trong, độ mặn, oxy hòa tan…), làm chúng vượt ra khỏi phạm vi phù hợp của tôm khiến tôm bị stress. Nước ao nuôi tồn tại độc tố do tảo độc, nấm

Thông tin cần biết để vận hành hệ thống xử lý nước thải hiệu quả

Hình ảnh
Để vận hành hệ thống xử lý nước thải đạt yêu cầu, có 4 bước mà nhà vận hành cần quan tâm là: Chuẩn bị trước khi vận hành, khởi động hệ thống, vận hành hệ thống xử lý nước thải để xử lý chất ô nhiễm và ghi chép quá trình vận hành. Hệ thống xử lý nước thải là gì? Hệ thống xử lý nước thải là công trình được xây dựng nhằm mục đích xử lý các chất ô nhiễm có trong nước thải trước khi thải ra môi trường tiếp nhận. Tùy vào mỗi đặc tính khác nhau của từng loại nước thải mà hệ thống xử lý nước thải sẽ áp dụng các công nghệ xử lý phù hợp, tuy nhiên đều hướng đến: Xử lý tốt các thành phần ô nhiễm hữu cơ, ô nhiễm vô cơ có trong nước thải, đảm bảo nước thải đầu ra đạt QCVN của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Chi phí đầu tư và vận hành hệ thống xử lý nước thải hợp lý, đáp ứng khả năng chi trả của doanh nghiệp. Hệ thống xử lý nước thải có thể được nâng cấp về sau để phù hợp khi mở rộng hoặc thay đổi sản xuất hoặc nâng cao chất lượng nước thải đầu ra (ví dụ từ cột B sang cột A của QCVN). 3 giai đ

Tìm hiểu về Bệnh hoại tử cơ quan tạo máu – lập biểu mô (IHHNV) ở tôm

Hình ảnh
Tôm nhiễm bệnh hoại tử cơ quan tạo máu – lập biểu mô (IHHNV) đã gây ra nhiều biến chứng và dị hình nghiêm trọng. Qua bài viết dưới đây hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về nguồn gốc của bệnh, nguyên nhân, triệu chứng cũng như cách phòng ngừa bệnh này để nuôi tôm khỏe và đạt năng suất cao. Bệnh hoại tử cơ quan tạo máu – lập biểu mô (IHHNV) là gì? Nguyên nhân gây bệnh Bệnh hoại tử cơ quan tạo máu – lập biểu mô (IHHNV – Infectious Hypodermal and Haematopoietic Necrosis Virus) là một loại bệnh thường xảy ra khi nuôi tôm, do virus gây bệnh hoại tử cơ quan tạo máu và lập biểu mô (có tên tiếng anh là Hypothermal And Hematopoietic Necrosis Virus) gây ra, tên của bệnh cũng được lấy từ tên của loại virus này. Tôm nhiễm bệnh hoại tử cơ quan tạo máu Loại bệnh này được phát hiện lần đầu tiên ở Hawaii vào năm 1981 và gây chết tôm đến hơn 90%. Sau đó virus gây bệnh lan rộng dần sang Mỹ và các vùng nuôi tôm nằm ven biển Thái Bình Dương. Virus  gây bệnh hoại tử cơ quan tạo máu – lập biểu mô ký sinh tro

Thông tin cần biết khi thu hoạch tôm thẻ chân trắng

Hình ảnh
Sau một thời gian dài nuôi tôm, bà con luôn trông ngóng đến thời gian thu hoạch để thu hồi vốn và kiếm lợi nhuận. Để quá trình thu hoạch tôm thẻ chân trắng diễn ra thuận lợi, bà con cần nắm một số thông tin sau: Thời gian lý tưởng để thu hoạch tôm thẻ chân trắng Do tác động của thời tiết, mùa vụ tôm thẻ chân trắng ở miền Bắc tương đối khác so với miền Nam. Thông thường, ở miền Bắc thời gian nuôi 1 vụ kéo dài từ 4 – 6 tháng, trong khi ở miền Nam chỉ kéo dài khoảng 3 – 4 tháng. Tuy nhiên, về thời gian lý tưởng trong ngày để thu hoạch tôm thẻ chân trắng ở 2 vùng cũng có những sự tương đồng nhất định. Thu hoạch tôm thẻ chân trắng Thời gian lý tưởng trong ngày để thu hoạch tôm thẻ chân trắng là từ 4 – 8 giờ sáng. Sở dĩ nên thu hoạch tôm vào ban đêm hoặc sáng sớm là do lúc này nhiệt độ nước tương đối thấp hơn so với các thời gian khác trong ngày, giúp hạn chế sốc nhiệt cho tôm. Trong trường hợp bà con thu tôm vào ban ngày có nhiều nắng, cần có biện pháp che chắn cho tôm để tránh tôm bị