Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 9, 2021

[TECHTALK 01] Khởi động hệ vi sinh đúng cách – Phục hồi nhanh hệ thống xử lý nước thải sau dịch

Hình ảnh
Chủ đề Techtalk#01 do Biogency tổ chức với mong muốn mang đến cho nhà vận hành “Cách khởi động hệ vi sinh giúp phục hồi nhanh hệ thống xử lý nước thải sau dịch”. Chương trình sẽ được tổ chức trực tuyến vào 20h00 Thứ 7, ngày 02/10/2021 bằng hình thức Livestream trên Fanpage BIOGENCY. Vấn đề hệ vi sinh trong hệ thống xử lý nước thải Dịch bệnh Covid-19 đã gây ra những tác động to lớn đến kinh tế – xã hội. Trong thời gian giãn cách, các nhà máy buộc phải tạm dừng hoạt động hoặc tổ chức sản xuất 03 tại chỗ. Lúc này, hệ thống xử lý nước thải của nhà máy cũng ít nhiều bị ảnh hưởng, đặc biệt là hệ vi sinh trong các bể sinh học bị ảnh hưởng nhiều nhất do tính chất nguồn thải thay đổi đột ngột. Điều mà các nhà vận hành trạm xử lý nước thải lo lắng nhất, chính là sau khi nhà máy hoạt động bình thường trở lại, hệ vi sinh sẽ khắc phục như thế nào? Có nhiều câu hỏi được đặt ra như: Việc tạm ngưng hệ thống xử lý nước thải trong thời gian dài ảnh hưởng thế nào đến quá trình xử lý sinh học? Việc

Xử lý Nitơ hiệu quả bằng công nghệ SBR

Hình ảnh
Hiện nay nước thải tại các ngành công nghiệp chứa rất nhiều thành phần hữu cơ khó xử lý, trong đó chủ yếu là có nhiều thành phần là Nitơ. Vậy nên việc xử lý hiệu quả Nito đang rất được các khu sản xuất và các nhà máy xử lý nước thải quan tâm. Phương pháp xử lý Nitơ bằng công nghệ SBR được rất nhiều doanh nghiệp áp dụng trong hệ thống xử lý nước thải của mình, vậy quy trình công nghệ này hoạt động như thế nào? Cùng tìm hiểu nhé! Nitơ trong hệ thống xử lý nước thải Trong nước thải Nitơ thông thường tồn tại dưới 4 dạng:  + Nitơ hữu cơ (proteins, amino acids, purines, nucleic acids, pyrimidines) + Nitơ amonia (NH3-N); + Nitrit (NO2-N) + Nitrat (NO3-N) Nếu không được xử lý đúng cách, nitơ có mặt trong nước sẽ gây các bệnh nguy hiểm cho người và động vật. Nitrat sẽ tạo chứng thiếu vitamin và có thể kết hợp với các amin tạo ra nitrosamine, đây là nguyên nhân gây ra bệnh ung thư ở người cao tuổi. Trong nước có chứa nitrosamine sẽ làm giảm hiệu quả của khâu khử trùng với clo do hình thà

Công nghệ SBR là gì? Quy trình hoạt động và ưu điểm của công nghệ SBR

Hình ảnh
Công nghệ SBR đã và đang mang đến những giải pháp xử lý tối ưu trong các hệ thống xử lý nước thải hiện nay. Hệ thống ứng dụng vi sinh học để giải quyết các dạng nước thải chứa chất hữu cơ và hàm lượng nitơ cao, xử lý nước thải bằng bùn hoạt tính ở giai đoạn làm đầy và xả cặn vô cùng hiệu quả. Để hiểu rõ hơn, các bạn đọc hãy cùng Biogency tìm hiểu và khai thác sâu hơn về công nghệ đặc biệt này nhé! Tìm hiểu về công nghệ xử lý nước thải SBR Sequencing batch reactor là tên gọi đầy đủ của công nghệ xử lý nước thải SBR, đây là phương pháp xử lý nước thải theo từng mẻ và có ứng dụng công nghệ vi sinh trong quá trình xử lý. Công nghệ SBR giúp xử lý hiệu quả nước thải chứa chất hữu cơ, giảm đáng kể hàm lượng Nitơ và chất rắn lơ lửng. Với mỗi hệ thống xử lý nước thải khác nhau sẽ có cách lắp đặt bể SBR khác nhau, phù thuộc vào tính chất nước thải, diện tích, khu vực, kinh phí chi trả,…  Công nghệ xử lý nước thải SBR gồm có các cụm xử lý sau:  + Cụm bể Selector + Cụm bể C-tech + Cụm bể hỗ

Cách tăng/giảm pH ao tôm hiệu quả cho nhà nông

Hình ảnh
Nồng độ pH là chỉ số quan trọng cần được theo dõi thường xuyên trong ao nuôi tôm. Khi độ pH biến đổi sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường nước và sức khỏe của tôm. Do vậy, bà con nuôi tôm cần nắm rõ các đặc điểm, ảnh hưởng của độ pH và biết cách tăng/giảm pH ao tôm phù hợp nhằm tránh các thiệt hại cho ao nuôi.  Chỉ số pH trong ao tôm là gì? Nên duy trì ở mức bao nhiêu?   Nồng độ pH trong ao tôm là chỉ số đo hoạt động của các ion H+ trong môi trường, thể hiện độ cứng của nước. Giá trị của pH dao động từ 0 đến 14. Nếu pH >  7 thì nước có môi trường kiềm. pH< 7 là môi trường axit. Và pH = 7 là môi trường trung tính.  Trong ao nuôi tôm, nên duy trì độ pH ở mức 7,5 – 8,5. Cần theo dõi độ pH thường xuyên để phát hiện những biến đổi kịp thời, nếu để pH dao động quá 0,5 đơn vị trong ngày sẽ làm tôm bị sốc. Người nuôi tôm có thể đo độ pH bằng các loại bút đo pH hay máy đo cầm tay, nên đo mỗi ngày ít nhất hai lần vào sáng (6 giờ) và chiều (14 giờ).  Những nguyên nhân dẫn đến sự bi

Tìm hiểu cách xử lý nitơ bằng phương pháp sinh học

Hình ảnh
Hiện nay có rất nhiều phương pháp xử lý Nitơ trong nước thải, trong đó phương pháp sinh học được ưa chuộng nhất với chi phí thấp, vận hành dễ dàng, hiệu quả vượt trội và vô cùng thân thiện với môi trường. Vậy để xử lý khí Nitơ bằng phương pháp sinh học cần những quy trình nào? Tổng quan về quy trình xử lý Nitơ bằng phương pháp sinh học Phương pháp xử lý sinh học về cơ bản là phương pháp xử lý hoạt động dựa trên hoạt động sống của các vi sinh vật, giúp xử lý các chất hữu cơ gây ô nhiễm, điển hình là Nitơ hay các hợp chất chứa Nitơ. Bằng cách sử dụng các chất hữu cơ, khoáng chất làm chất dinh dưỡng, hình thành năng lượng sống cho vi sinh vật sinh trưởng, phát triển. Có 3 phương pháp xử lý sinh học cơ bản:  Phát triển sinh khối Hiếu khí – Anoxic Anammox Nitrat hoá Đây là quy trình giúp oxy hóa nitơ của các muối amoni đầu tiên trở thành Nitrit, sau đó nhờ vào quá trình oxy hoá để trở thành Nitrat trong điều kiện thích ứng (trong điều kiện cung cấp đầy đủ oxy)  Bằng cách sử dụng

Cách tăng/giảm kiềm ao nuôi tôm đơn giản mà hiệu quả

Hình ảnh
Độ kiềm trong ao nuôi có ảnh hưởng đến quá trình lột xác, tốc độ tăng trưởng và là một trong những yếu tố quan trọng quyết định năng suất tôm nuôi. Quản lý độ kiềm tốt, tôm sẽ phát triển khỏe mạnh, cho năng suất thu hoạch cao. Tuy nhiên, trong quá trình chăn nuôi tôm, độ kiềm thường bị biến đổi, do vậy bà con cần biết cách tăng/giảm kiềm ao nuôi tôm để xử lý kịp thời.  Độ kiềm trong ao nuôi tôm là gì? Độ kiềm ao nuôi tôm chỉ khả năng trung hòa axit của nước, thể hiện tổng số các ion có tính bazơ trong nước như: Hydroxit – OH – , bicarbonate HCO 3 – và carbonate CO 3 2- . Độ kiềm thích hợp với ao nuôi tôm sú là 80 – 120 mg CaCO3/l và 120 – 180 mg CaCO3/l đối với ao nuôi tôm thẻ chân trắng.  Trong quá trình nuôi tôm, cần kiểm tra độ kiềm thường xuyên và duy trì độ kiềm ở mức tối ưu để không gây ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát triển của tôm. Nếu độ kiềm quá thấp sẽ làm biến đổi pH, khiến tôm bị stress, tăng trưởng chậm và có thể gây chết.  Cách đo độ kiềm trong ao nuôi

Cơ sở hình thành và cách tính tỷ số F/M

Hình ảnh
Tỷ số F/M là tỷ số giữa lượng thức ăn và lượng vi sinh có trong nước thải, đây là yếu tố quyết định đến tính chất nuôi cấy trong bể sinh học. Đây là tỷ lệ giúp so sánh độ mạnh yếu sau khi tính toán bằng công thức đơn thuần. Để xác định chính xác chất lượng nước thải thì chỉ số F/M chính là một trong những yếu tố không thể bỏ qua.  F/M là gì? Điều kiện hình thành tỷ số F/M Tỷ số F/M là tên viết tắt của Food to Microorganism, được hiểu là thực phẩm cung cấp cho vi khuẩn. Tại bể hiếu khí, tỷ số F/M là lượng thực ăn cung cấp cho vi sinh vật trong quy trình xử lý bằng bùn hoạt tính. Với mỗi loại bùn hoạt tính khác nhau sẽ có chuỗi tỷ lệ F/M khác nhau.  “F” là ký hiệu đại diện cho chất dinh dưỡng thường là tải trọng BOD5, được tính theo đơn vị kilogram hoặc pound thải ra mỗi ngày.Do chỉ số BOD5 phải mất thời gian 5 ngày để xác định kết quả nên nhiều hệ thống vẫn có thể sử dụng chỉ số COD để có thể thay thế. “M” được xem là hàm lượng vi sinh vật được và cũng được đo bằng đơn vị kilogram

Kiểm soát Amoni và Nitrit khi ương tôm thẻ theo công nghệ Biofloc

Hình ảnh
Trong hệ thống công nghệ Biofloc, các hợp chất Nitơ, đặc biệt là Amoniac và Nitrit phải được kiểm soát bằng vi sinh vật thông qua hoạt động của vi khuẩn dị dưỡng và hóa dưỡng.  Để có thể đánh giá hướng chiến lược chuẩn để ương tôm thẻ chân trắng trong, chúng ta sẽ đánh giá qua thí nghiệm dưới đây, để tìm ra cách kiểm soát Amoni và Nitrit hiệu quả. Nghiên cứu có ứng dụng công nghệ biofloc trong ương tôm thẻ chân trắng Theo một nghiên cứu trong vòng 35 ngày thực hiện với loại tôm post (khoảng 0,08g) được thả đều trong 12 bể có thể tích 300L với mật độ khoảng 2000 con/m3. Thí nghiệm đánh giá nuôi tôm post ở cả 3 hệ thống gồm có: Hệ thống biofloc hoá dưỡng, hệ thống biofloc dị dưỡng và hệ thống biofloc trưởng thành. + Hệ thống biofloc dị dưỡng: Nước nhận đường để lấy nguồn Cacbon + Hệ thống biofloc hoá dưỡng: Muối amoni và nitrit được thêm vào nước + Hệ thống biofloc trưởng thành: bổ sung lượng nước đáng kể có chứa biofloc trưởng thành từ các hệ thống trước đó.  Xem thêm: Công nghệ

Tìm hiểu về MLSS và MLVSS, mối tương quan giữa hai giá trị này

Hình ảnh
MLSS và MLVSS là 2 chỉ số quan trọng để có thể đánh giá chất lượng bùn và tỉ lệ vi sinh vật có mặt trong nước. Ngoài ra 2 chỉ số này còn có mối tương quan vô cùng chặt chẽ. Vậy bài viết này, hãy cùng Biogency khai thác sâu hơn về chỉ số MLSS và MLVSS nhé! MLSS và MLVSS là gì MLSS Mixed liquor suspended solids nghĩa là hỗn hợp chất rắn lơ lửng có tên gọi tắt là MLSS . MLSS là yếu tố thể hiện nồng độ chất rắn lơ lửng có mặt trong bể sục khí và thường ứng dụng trong quá trình xử lý bùn hoạt tính.  + Đơn vị của MLSS được đo bằng miligam/lít hoặc gam/ lít tương đương với đơn vị kg/m3. + Là chỉ số quan trọng để đánh giá bùn bùn hoạt tính, đánh giá khả năng sinh khối, khả năng xử lý chất hữu cơ ô nhiễm.Do đó, MLSS hay còn gọi là tỷ lệ thức ăn sinh khối F/M + Tính toán chính xác MLSS để có thể xác định độ sinh khối cần thiết để có thể tiêu thụ toàn bộ các chất gây ô nhiễm trong quá trình xử lý nước thải. MLVSS Một thông số cũng xuất hiện thường xuyên trong quá trình xử lý nước thải đó

Biện pháp khắc phục nước ao nuôi tôm màu đỏ do tảo giáp

Hình ảnh
Tảo giáp trong ao nuôi tôm hay còn được biết đến với cái tên là tảo đỏ. Khi xuất hiện với mật độ cao chúng sẽ khiến nước ao nuôi tôm màu đỏ và ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng, phát triển của tôm. Do vậy, người nuôi tôm cần có biện pháp khắc phục khi tảo giáp phát triển mạnh, hạn chế những tác hại của chúng đến ao nuôi.      Tảo giáp có đặc điểm gì? Nguyên nhân hình thành tảo giáp trong ao nuôi tôm Tảo giáp là loại tảo phù hợp với nước mặn, chỉ  khoảng 10% trong số chúng sống ở nước ngọt. Tảo giáp thường tồn tại ở dạng đơn bào hình cầu và hình sợi, có roi. Nếu quan sát dưới kính hiển vi thì sẽ thấy tảo giáp có màu nâu và có gai nhọn. Một số loài tảo giáp còn có cenlullose bao phủ. Đặc biệt, tảo giáp là loài có khả năng di chuyển rất nhanh trong nước  nhờ vào các tiêm mao xung quanh cơ thể. Trong ao nuôi, tảo giáp sẽ xuất hiện do:   Nguồn nước cấp từ bên ngoài vào  Sự mất cân bằng khoáng đa vi lượng trong quá trình nuôi  Nền đáy ao nhiễm bẩn ở mức độ cao.  Tham khảo: Tại sao

Nuôi tôm chi phí thấp với công nghệ semi-biofloc

Hình ảnh
Để nuôi tôm tiết kiệm chi phí và tăng lợi nhuận, công nghệ semi-biofloc đã được áp dụng tại nhiều tỉnh như Nghệ An, Phú Yên, Khánh Hòa, Bình Thuận,… và đem lại hiệu quả cao. Cùng tìm hiểu về cách nuôi tôm với công nghệ semi-biofloc trong bài viết dưới đây.  Công nghệ semi-biofloc trong nuôi tôm là gì?  Công nghệ semi-floc hay còn được gọi là hệ thống lai (hybrid) giữa sinh vật tự dưỡng và dị dưỡng (autotrophic and heterotrophic organism). Đặc điểm của hệ thống này là tạo ra môi trường cân bằng với khoảng 30 – 40% sinh vật tự dưỡng (chủ yếu là tảo Chlorella) và 60 – 70% sinh vật dị dưỡng (chủ yếu là các chủng Bacillus).  Các sinh khối floc trong hệ thống được duy trì thông qua việc bón định kỳ chế phẩm sinh học, MgCO3, CaCO3 và các chất hữu cơ. Nuôi tôm với công nghệ semi-biofloc giúp duy trì mật độ tảo ổn định, đồng thời cũng duy trì sự ổn định cho các chỉ tiêu môi trường nước như độ pH, độ kiềm, nồng độ DO,… Mật độ tảo trong ao nuôi sẽ được kiểm soát bằng cách điều chỉnh và duy tr

Những nguyên nhân làm chết vi sinh trong hệ thống xử lý nước thải

Hình ảnh
Trong hệ thống nước thải hay ngay cả các nguồn thải hiện nay đều chứa và tồn tại các vi sinh vật có lợi. Mặt khác, lại có rất yếu tố gây ảnh hưởng đến vi sinh vật trong hệ thống xử lý nước thải, bài viết này Biogency sẽ giúp bạn các yếu tố tác động và tìm cách duy trì lượng vi sinh trong hệ thống.  Một số yếu tố tác động lên quá trình hình thành vi sinh vật trong bể  Vi sinh vật là tập hợp các thể vi sinh vật đơn hoặc đa bào, nhân sơ hoặc nhân thực. Cơ bản vi sinh vật bao gồm các vi khuẩn, virus, động vật nguyên sinh, nấm, tảo…. Với điểm chung là có kích thước rất nhỏ, khó thấy, dễ hấp thu, chuyển hóa nhanh, khả năng sinh trưởng cao và đa dạng chủng loại. Khi vi sinh chết hoặc giảm sẽ khiến hiệu suất xử lý nước thải cũng giảm, chung quy các yếu tố ảnh hưởng tới vi sinh vật chính là sự thay đổi của nhiệt độ, pH, thành phần của nước thải. Cụ thể là:  Hệ thống mất cân bằng chất dinh dưỡng chính là nguyên nhân đầu tiên. Thường là do dư thừa quá nhiều  nitơ, photpho hay cacbon làm chê

Cách khắc phục hiện tượng nước thải nhiều bọt

Hình ảnh
Hiện tượng nước thải nhiều bọt mà không rõ nguyên nhân khiến người vận hành rất đau đầu trong việc tìm hướng giải quyết. Nếu không biết nguồn cơn do đâu và đâu là phương pháp giải quyết hiệu quả, thì đây chính xác là bài viết dành cho bạn, cùng Biogency tìm hiểu chi tiết nhé!  Hiện tượng nước thải nhiều bọt Trong hệ thống xử lý nước thải, bể hiếu khí , bể thiếu khí và bể kỵ khí là là nơi xuất hiện phổ biến hiện tượng nhiều bọt nổi. Thông thường bọt nổi thường có độ dính, nhiều nhớt và xuất hiện màu. Chúng thường nổi, tích tụ nhiều trên bề mặt bể, bám vào nhau theo dạng bông bùn. Đây cũng là một trong những nguyên nhân làm ảnh hưởng đến chất lượng nước thải đầu ra, không những thế khí bọt quá nhiều cũng sẽ gây tràm lên bề mặt hệ thống, đi vào đường ống nước, làm cản trở và khó khăn trong quá trình vận hành.  Bể hiếu khí là địa điểm dễ xuất hiện hiện tượng nổi bọt nhất do ảnh hưởng của các yếu tố như nguồn dinh dưỡng cung cấp, không khí, quá tải,… Người vận hành hệ thống phải trang