Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 9, 2023

Nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết bệnh ăn mòn vỏ kitin trên tôm

Hình ảnh
Bệnh ăn mòn vỏ kitin trên tôm là một loại bệnh khiến vỏ tôm bị tổn thương và có thể gây nguy hiểm đến sự phát triển của tôm và hiệu quả kinh tế vụ nuôi. Vậy nguyên nhân gây ra bệnh này là gì? Nhận biết bệnh ăn mòn vỏ kitin trên tôm qua dấu hiệu nào? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây! Nguyên nhân dẫn đến bệnh ăn mòn vỏ kitin trên tôm Bệnh ăn mòn vỏ kitin trên tôm là một căn bệnh có thể xuất hiện trong nhiều giai đoạn phát triển khác nhau từ tôm mẹ, tôm thịt đến ấu trùng và hậu ấu trùng,… Nguyên nhân chính dẫn đến bệnh ăn mòn vỏ kitin trên tôm chính là do vi khuẩn Vibrio spp. gây ra. Khi phân lập bệnh này, nhận thấy có nhiều vi khuẩn gây ra, có thể kể đến như Vibrio alginolyticus, Vibrio parahaemolyticus, Vibrio ordali,… Vi khuẩn Vibrio spp. là nguyên nhân chính dẫn đến bệnh ăn mòn vỏ kitin trên tôm Loại vi khuẩn gây bệnh Vibrio thuộc họ Vibrionaceae, bộ Vibrionales, lớp Gammaproteobacteria, thuộc ngành Proteobacteria. Đặc điểm chung của những loại vi khuẩn thuộc giống Vib

Tổng kết tình hình thực hiện các quy định pháp luật liên quan đến lĩnh vực cấp nước, thoát nước và xử lý nước thải

Hình ảnh
Vừa qua, Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa hoàn thành báo cáo tổng kết về tình hình thực hiện những quy định pháp luật liên quan đến lĩnh vực cấp nước, thoát nước và xử lý nước thải gửi Bộ Xây dựng. Dựa vào cơ sở đó, các cơ quan chủ trì đã thực hiện nghiên cứu, soạn thảo và xây dựng nội dung về quy định đầu tư, xây dựng hệ thống thu gom và thoát nước cho nước thải khu đô thị, dân cư, nông thôn, đồng thời tạo điều kiện thúc đẩy nâng cao hệ thống cơ sở hạ tầng, góp phần giảm thiểu vấn đề ô nhiễm môi trường do nước thải. Quy định pháp luật và cơ chế chính sách Đối với lĩnh vực tài nguyên nước: Sau khi ban hành Luật Tài nguyên nước vào năm 2012, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã xây dựng và trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nhằm ban hành theo thẩm quyền gồm 70 văn bản nhằm quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành và triển khai Luật. Trong đó bao gồm 14 Nghị định (với 5 sửa đổi, bổ sung) và 21 Quyết định và 35 Thông tư; đồng thời ở địa phương đã có 445 văn bản được ban hành cùng với quy định

Dấu hiệu nồng độ oxy hòa tan trong bể hiếu khí bất thường

Hình ảnh
Nồng độ oxy hòa tan (còn được gọi tắt là DO) trong xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học là thước đo tương đối về lượng oxy hòa tan sẵn có trong hệ thống xử lý nhằm duy trì sự sống cho quá trình hô hấp của vi sinh vật và cả vi khuẩn. Dấu hiệu nào cho thấy nồng độ oxy hòa tan trong bể hiếu khí đang gặp bất thường? Nồng độ oxy hòa tan trong bể hiếu khí trung bình là bao nhiêu? Tại bể hiếu khí , để có thể tiến hành các phản ứng như tổng hợp tế bào, oxy hóa những chất hữu cơ tồn tại trong nước thải, vi sinh vật cần sử dụng đến oxy hòa tan. Do đó, nồng độ oxy hòa tan (Dissolved Oxygen – DO) trong bể hiếu khí luôn cần được kiểm soát. Thông thường, nồng độ oxy hòa tan trong bể hiếu khí sẽ ở mức từ 2 đến 4mg/l để vi sinh vật có thể hoạt động ổn định. Nồng độ oxy hòa tan trong bể hiếu khí được xem là bình thường ở mức từ 2 đến 4 mg/l Dấu hiệu cho biết nồng độ oxy hòa tan trong bể hiếu khí bất thường Như đã đề cập, nồng độ oxy hòa tan trong bể hiếu khí sẽ được xem là bình thường khi

Làm thế nào để kiểm soát ngưỡng chịu đựng của ao nuôi tôm?

Hình ảnh
Thuật ngữ “ngưỡng chịu đựng của ao nuôi tôm” cũng không quá xa lạ với bà con đã nuôi tôm lâu năm. Tuy nhiên đối với người nuôi mới, thuật ngữ này lại khá mới mẻ. Hãy cùng Biogency tìm hiểu chi tiết hơn về “Ngưỡng chịu đựng của ao nuôi tôm là gì?” và “Làm thế nào để kiểm soát ngưỡng chịu đựng của ao nuôi tôm?” qua bài viết dưới đây. Ngưỡng chịu đựng của ao nuôi tôm là gì? Phụ thuộc vào yếu tố nào? Ngưỡng chịu đựng của ao nuôi tôm là khối lượng tôm tối đa cho phép để duy trì trong ao mà ao nuôi có thể gánh nổi để đảm bảo sự phát triển của tôm và chất lượng nước nuôi. Ngưỡng chịu đựng của ao nuôi tôm cao hay thấp phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, đó là: Hạ tầng của ao nuôi, là các thông số và đặc điểm vật lý của ao nuôi như đáy ao (là ao đất hay ao bạt), bờ ao (ao bạt bờ hay không bạt bờ), độ sâu của ao là bao nhiêu. Trang thiết bị lắp đặt cho ao nuôi tôm như máy quạt (có bao nhiêu máy quạt, lắp ở những vị trí nào), máy thổi khí (có bao nhiêu máy thổi khí, vị trí và công suất th

Các dấu hiệu cho biết hệ thống xử lý nước thải bị quá tải và hướng xử lý

Hình ảnh
Hệ thống xử lý nước thải bị quá tải gây nhiều khó khăn cho quá trình vận hành. Cũng vì lý do này, Biogency xin phép chia sẻ đến bạn các dấu hiệu để nhận biết hệ thống xử lý nước thải bị quá tải, cũng như hướng xử lý và phòng ngừa để bạn có thể vận hành hệ thống của mình một cách thuận lợi hơn. Hãy cùng theo dõi nhé! Thống kê các dấu hiệu cho biết hệ thống xử lý nước thải bị quá tải Hệ thống xử lý nước thải bị quá tải thường xuất hiện những dấu hiệu bất thường trong quá trình vận hành. Bảng dưới đây kỹ sư môi trường của Biogency sẽ liệt kê những dấu hiệu điển hình dễ dàng nhận thấy, bạn đọc có thể tham khảo: STT Dấu hiệu cho biết hệ thống xử lý nước thải bị quá tải Dấu hiệu đó cho biết điều gì? 1 Bể hiếu khí nổi bọt trắng Sinh khối trong bể hiếu khí không đủ để xử lý lượng chất thải ô nhiễm 2 Bùn ở bể hiếu khí trương nở khó lắng Bể hiếu khí bị thiếu dinh dưỡng, hàm lượng oxy hòa tan thấp, pH thay đổi bất thường 3 Bùn nổi trên bề mặt bể thiếu khí thành từng mảng lớ

Nguyên nhân xuất hiện và cách diệt sứa nước trong ao tôm

Hình ảnh
Nhiều bà con nuôi tôm bắt gặp sứa xuất hiện trong ao nuôi tôm của mình nhưng không biết lý do vì sao, và làm cách nào để diệt sứa hiệu quả. Bài viết “Nguyên nhân xuất hiện và cách diệt sứa nước trong ao tôm” được Biogency chia sẻ dưới đây chắc chắn sẽ hữu ích cho bà con. Nguyên nhân xuất hiện sứa nước trong ao nuôi tôm Sứa là một loài động vật sống dưới nước (do đó còn được gọi là sứa nước), thuộc ngành ruột khoang và có dạng hình dù, miệng ở phía dưới. Đây là loài động vật ăn thịt thụ động, thức ăn của chúng là giáp xác, sinh vật phù du, trứng cá, các loại cá nhỏ… Ở môi trường ao nuôi tôm là điều kiện thuận lợi để sứa nước phát triển. Sứa nước ngọt hay sứa nước lợ thường nhỏ. Nguyên nhân chủ yếu khiến sứa nước xuất hiện trong ao nuôi tôm là do nguồn nước cấp vào ao nuôi có chứa sứa nước hoặc trứng sứa (hoặc nhiều bà con còn gọi là trứng nước – vì trứng nhỏ, trong suốt như giọt nước). Mặc dù khi cấp nước vào ao, bà con đã sử dụng hệ thống lưới lọc để loại bỏ tạp chất có trong nước,

Sự cần thiết phải khử trùng nước thải

Hình ảnh
Hầu hết các hệ thống xử lý nước thải có lượng ô nhiễm đầu vào cao đều cần phải có hệ khử trùng để khử trùng nước thải trước khi xả thải ra môi trường. Vì sao lại như vậy? Và có những phương pháp khử trùng nước thải nào? Hiệu quả của chúng ra sao? Hãy cùng Biogency tìm hiểu qua bài viết dưới đây. Khử trùng nước thải là gì? Vì sao cần phải khử trùng nước thải? Khử trùng nước thải là bước xử lý nhằm loại bỏ các vi sinh vật gây bệnh có trong nước thải (thường là các vi khuẩn gây bệnh đường ruột, virus, giun sán và trứng của chúng…). Khử trùng nước thải thường diễn ra ở giai đoạn cuối cùng của xử lý nước thải, sau xử lý cơ học và sinh học. Hầu hết các hệ thống xử lý nước thải có lượng ô nhiễm đầu vào cao đều cần phải có hệ khử trùng để khử trùng nước thải trước khi xả thải ra môi trường, ví dụ như: Nước thải dệt nhuộm; nước thải sinh hoạt, tòa nhà, bệnh viện, cơ sở y tế, nhà máy sản xuất; nước thải chế biến thực phẩm, chế biến thủy sản (tôm, cá, mực…)… Trong đó, nước thải y tế là một tro

Sử dụng sản phẩm nào để thay thế kháng sinh trong nuôi tôm?

Hình ảnh
Nuôi tôm không kháng sinh để tiết kiệm chi phí, cải thiện lợi nhuận và hạn chế các vi khuẩn kháng kháng sinh. Có nhiều nghiên cứu để tìm ra các sản phẩm thay thế kháng sinh trong nuôi tôm, trong đó có những sản phẩm được đánh giá là hiệu quả và đã được nhiều doanh nghiệp đưa vào sản xuất như: Các sản phẩm từ thảo dược, sản phẩm vắc-xin, sản phẩm men vi sinh,… Vì sao bà con nên tìm kiếm những sản phẩm thay thế cho kháng sinh trong nuôi tôm? Kháng sinh là một loại sản phẩm được sử dụng khá phổ biến trong nuôi trồng thủy sản từ xưa đến nay, và đối với ngành nuôi tôm cũng vậy. Một số loại thuốc kháng sinh được dùng phổ biến trong nuôi trồng thủy sản như: Oxytetracycline (tetracycline), flumequine, tetracycline, sulfadimethoxine (sulfonamides), sarafloxacin, axit oxolinic, amoxicillin (beta-lactam), trimethoprim (diaminopyrimidine) erythromycin (macrolides), và florfenicol (amphenicol), enrofloxacin (quinolones) – theo tepbac . Bà con nuôi tôm có thói quen sử dụng kháng sinh không chỉ đ

Cách cắt tảo bằng vi sinh mang lại hiệu quả cao

Hình ảnh
Tảo độc là loại tảo có hại cho ao nuôi tôm. Chúng phát triển khá nhanh và tranh giành oxy cũng như chất dinh dưỡng của tôm, khiến tôm nhiễm bệnh và chậm lớn, thậm chí là chết. Do đó sự xuất hiện của tảo độc trong ao nuôi là một trong những nỗi lo lớn của bà con. Hiện nay, cắt tảo bằng vi sinh được xem là giải pháp hữu ích, được bà con nuôi tôm ở nhiều tỉnh thành của Việt Nam áp dụng. Nguyên nhân xuất hiện tảo độc trong ao nuôi tôm Tảo độc xuất hiện trong ao nuôi tôm bắt nguồn chủ yếu do môi trường nước ao nuôi bị ô nhiễm, từ đó tạo môi trường thuận lợi cho tảo độc phát triển. Cụ thể là: Quá trình cải tạo ao nuôi tôm chưa kỹ, chất bẩn còn tồn đọng ở vụ nuôi trước gây ô nhiễm môi trường nuôi ở vụ sau. Việc quản lý thức ăn trong quá trình nuôi tôm chưa thật sự hiệu quả, bà con cho tôm ăn nhiều hơn khả năng ăn của tôm khiến thức ăn dư thừa nhiều, hòa lẫn/tan vào nước ao gây ô nhiễm nước và đáy ao nuôi. Phân tôm thải ra hằng ngày gây bẩn nước, chìm xuống đáy và phân hủy gây ô nhiễm nư

Dùng cây chó đẻ cho tôm ăn để phòng trị bệnh cho tôm

Hình ảnh
Trong nuôi tôm, cây chó đẻ được xem là một loại thảo dược có hoạt tính mạnh, có khả năng giúp tôm phòng trị nhiều bệnh. Có nhiều nghiên cứu về tính hiệu quả của loại cây này cũng như nhiều sản phẩm được sản xuất ứng dụng tinh chất của cây chó đẻ để phòng trị bệnh cho tôm. Hãy cùng Biogency tìm hiểu sâu hơn về chủ đề “Dùng cây chó đẻ cho tôm ăn để phòng trị bệnh cho tôm” qua bài viết dưới đây. Cây chó đẻ (diệp hạ châu) là gì? Cây chó đẻ (hay còn có các tên gọi khác là cây Diệp hạ châu, cây cau trời…) là loại cây thân thảo, có vòng đời sống khoảng 1 năm hoặc đôi khi lâu hơn (tên gọi “chó đẻ” có là do người ta thấy những con chó sau khi đẻ thường đi ăn loại cây này). Phân loại khoa học của cây chó đẻ như sau: Tên khoa học: Phyllanthus urinaria Bộ (ordo): Malpighiales Chi (genus): Phyllanthus Giới (regnum): Plantae Họ (familia): Phyllanthaceae Loài (species): P. urinaria Phân tông (subtribus): Flueggeinae Đặc điểm của cây chó đẻ: Cây có thể mọc dài khoảng 30 – 40cm, có khi tới